Hải đăng


Những người gác đèn nơi đảo xa


Trường Sa – 2 tiếng thiêng liêng, không biết tự bao giờ đã trở nên rất đỗi thân thương trong tim mỗi người dân nước Việt. Ở đó, những hòn đảo nổi, các bãi đá ngầm thuộc quần đảo giữa biển khơi xa xôi của tổ quốc đang có những người công nhân làm nhiệm vụ gác những ngọn hải đăng, thắp sáng biển hằng đêm để hỗ trợ, định hướng cho những con tàu hàng hải an toàn giữa đại dương mênh mông.
Những hy sinh thầm lặng
Đèn biển (hải đăng) là báo hiệu hàng hải, được xây dựng cố định tại các vị trí cần thiết để hỗ trợ  cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu thuyền, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạ… trong khu vực. Các đèn biển trên khu vực quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Vũng Tàu trên 300 hải lý, là công trình cao nhất tại đây. Nhìn từ xa, đèn biển đứng sừng sững, tạo thành những cột mốc hết sức quan trọng để xác định đường cơ sở biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta đối với quần đảo này.
Ảnh : Hải đăng Đá Lát
_________
Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và Hải đảo (trước đây là Xí nghiệp Biển Đông và Hải đảo) được thành lập ngày 2-8-2005, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam – Bộ Giao thông vận tải. Công ty được giao quản lý 7 cây đèn biển bố trí dọc trên các đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa; ở các đảo nổi có đèn biển Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, An Bang, Sơn Ca; ở các dảo chìm, bãi đá ngầm có đèn biển Đá Lát, Đá Tây, Tiên Nữ.
Nói đến Trường Sa là nói đến tuyến đầu Tổ quốc, nơi luôn phải đối mặt với hiểm nguy và biết bao khó khăn, gian khổ. Do tính chất đặc thù, các trạm hải đăng phải nằm ở vị trí cao, dễ quan sát và không bị che chắn để ánh đèn có thể chiếu được xa trên biển nên đa số các trạm đèn được bố trí rải rác, trải dọc khu vực quần đảo, thậm chí một số trạm nằm trên các bãi đá ngầm biệt lập, chơi vơi. Không gian sống, sinh hoạt, làm việc trên các trạm hết sức chật hẹp, gò bó trong khi điều kiện thời tiết, sóng gió rất khắc nghiệt, nguy hiểm.
Quản lý, vận hành đèn biển Trường Sa là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Người lao động thường xuyên phải làm việc trên cao (các tháp đèn có chiều cao trên 20m, tháp đèn trạm Đá Lát cao đến 42m so với mực nước “0” hải đồ), nơi làm việc rất chật hẹp, gò bó, nóng bức, thường xuyên chịu tác động lớn của sóng, gió, tiếng ồn, rung lắc và khí hậu khắc nghiệt, nguy hiểm. Công việc đòi hỏi phải đảm bảo tính liên tục vì vậy ngay trong bão lũ, giông tố, ngày nghỉ lễ, tết… người công nhân vẫn phải vận hành đèn biển hoạt động đúng quy định và đúng theo thông báo hàng hải. Họ phải thường xuyên kiểm tra, đo đạc thu thập các số liệu, độ sáng, đặc tính sáng của đèn để báo cáo vể trung tâm thông tin trên đất liền với yêu cầu: Kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan tình trạng hoạt động của đèn biển và tình hình tại trạm.
Ảnh : Hải đăng Tiên Nữ
__________
Để quản lý, vận hành 7 cây đèn biển tại khu vực Trường Sa, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và Hải đảo có 50 công nhân, với biên chế bình quân 5 công nhân/ trạm đèn. Đơn vị thường xuyên có 35 công nhân sống và làm việc trên các trạm đèn, 15 công nhân trên đất liền thường trực để thay ca sau mỗi chuyến tiếp tế (trung bình 2 tháng/ chuyến tiếp tế, trong 1 năm người lao động làm việc 9 tháng).
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, đối với những người lao động hàng chục năm chỉ sống quanh quẩn trên các trạm đèn mà diện tích vừa để ở và làm việc chỉ khoảng 15m2 đến 20m2 cho 5 người, nằm biệt lập hoàn toàn và cách đất liền hàng trăm hải lý thì sự thiếu thốn, hy sinh, mất mát về tinh thần là không gì có thể bù đắp được.  Đã có trường hợp gia đình tan vỡ do vợ chồng xa cách quá lâu; có gia đình con cái trở nên hư hỏng, học hành giảm sút, sa ngã, nghiện ngập do thiếu sự chăm lo, quản lý của bố. Cá biệt, có một số người do làm việc quá lâu trên các trạm đèn khi về nghỉ phép đã không thể hòa nhập với xã hội, tính khí thay đổi, trở nên xa lạ với chíh người thân của mình. Một số người trải qua tuổi thanh xuân trên các trạm đèn, nay đã bước vào tuổi xế chiều nhưng vẫn chưa lập được gia đình. Có người nhiều năm chưa được 1 lần ăn tết với gia đình; vợ ốm, con đau không thể chăm sóc; bố mẹ, người thân ốm, mất không kịp thời có mặt…
Sự mất mát ấy thật khó mà kể ra hết được. Chỉ những ai có dịp đến quần đảo, được thấy và sống tren các trạm đèn biển nhỏ bé, chơi vơi giữa biển cả 4 bề mênh mông sóng nước mới có thể cảm nhận được sự thiếu thốn về tinh thần của những con người nơi đây.
Những “người lính không quân hàm”
Với chủ trương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, để tăng cường sức mạnh quân dân tổng hợp trên quần đảo, ngày 0-1-2011, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 737/QĐ-BTL-QS thành lập Hải đội tự vệ biển của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và Hải đảo, với lực lượng nòng cốt là các công nhân đèn biển. Như vậy, người công nhân không chỉ làm nhiệm vụ quản lý, vận hành đèn biển đơn thuần mà còn được huấn luyện, trang bị vũ khí, phối hợp với bộ đội chủ lực trên đảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo trong trường hợp có chiến sự xảy ra, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dù cùng chung 1 mục tiêu vì sự bình yên của vùng biển, vùng trời Tổ quốc, cùng chung sự hiểm nguy, gian khổ nhưng do đặc thù công việc khác nhau cũng khiến cuộc sống mỗi đơn vị mỗi khác. Tuy cùng công tác trên đảo, nhưng nếu so sánh với bộ đội, đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người công nhân đèn biển còn có không ít khó khăn, thiệt thòi.
Để tạo sự yên tâm công tác cũng  như kịp thời động viên những công nhân đang công tác tại các trạm hải đăng ở Trường Sa, hằng năm, Đảng ủy, tập thể ban lãnh đạo, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và Hải đảo đều có nhiều hoạt động, việc làm có ý nghĩa nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động như: Gửi sách báo, phim ảnh, trang bị tivi, máy nghe nhạc, dụng cụ thể dục thể thao… để anh em thư giãn, giải trí. Trong thời gian gần đây, các đảo tại khu vực quần đảo Trường Sa đều đã được phủ sóng truyền hình, sóng điện thoại nên việc theo dõi tin tức, liên lạc với đất liền đã thuận lợi  hơn, đáp ứng được phần nào đời sống tinh thần của những người nơi tuyến đầu Tổ quốc. Tuy nhiên, những “người lính không quân hàm” ấy vẫn cần nhiều hơn nữa sự chia sẻ cảm thông và cả sự động viên của cả cộng đồng. Mỗi sự quan tâm, động viên, dù là nhỏ nhất cũng đều hết sức đáng quý và là động lực lớn lao, giúp người công nhân đèn biển vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Vượt lên trên tất cả, những công nhân đèn biển, những chiến sĩ tự vệ của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và Hải đảo, với ý thức trách nhiệm, yêu ngành yêu nghề, yêu quê hương đất nước, hôm nay đây vẫn ngày đêm miệt mài, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm nơi đầu sóng ngọn gió để  không chỉ thắp sáng các cây đèn biển, mà còn luôn chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của non sông đất nước.
Ảnh : Lắp đặt pin mặt trời trên hải đăng
Ảnh : Rau trồng trên hải đăng
__________________
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, đối với những người lao động hàng chục năm chỉ sống quanh quẩn trên các trạm đèn mà diện tích vừa để ở và làm việc chỉ khoảng từ 

15m2 – 20m2/5người 

nằm biệt lập hoàn toàn và cách đất liền hàng trăm hải lý thì sự thiếu thốn, hy sinh, mất mát về tinh thần là không gì có thể bù đắp được.
Hải đăng Cù Lao Xanh
http://www.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/Haidang.jpg

Hải đăng Vũng Tàu
http://static.banchanviet.vn/data/term/place/217/images/Hi_ng.jpg

Hải Đăng Mũi Đại Lãnh - Phú Yên
http://www.skydoor.net/Download?mode=entry&id=1387
Hải đăng ở vịnh Cam Ranh
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=1398
Hải đăng Gành Đèn
http://dulichviet.com.vn/images/2012/04/H%E1%BA%A3i-%C4%91%C4%83ng-G%C3%A0nh-%C4%90%C3%A8n.jpg
Hải Đăng Bóng Trắng Thành Phố Hồ Chí Minh Hải đăng Cần Giờ aval (tiếng Pháp aval có nghĩa là hạ lưu)
http://bhhh-dnb.vms-south.vn/upload/1344905414_den-aval-2.jpg
Hải Đăng-Mũi Kê Gà
http://thuvien.yeunhiepanh.net/Uploads/Picture/htbinh68-20120422030448-img_4425-copy.jpg
Bạch Long Vỹ
http://www.sanhdieu.com.vn/images/upload/IMG_9964.JPG
Hải đăng Phú Quý
http://images.yesgo.vn/news/medium_iwg1311235508.jpg

Hải Đăng Mũi Dinh

http://static.panoramio.com/photos/large/65941053.jpg



Hải đăng Đá Lát


Hải đăng Mũi Điện
http://farm9.staticflickr.com/8052/8118785861_2b215b97c2_o.jpg

Hải đăng Đại Lãnh

http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/55293734.jpg

http://i1082.photobucket.com/albums/j364/phamvantuan5/DSCF0117.jpg
Hải Đăng Dinh Cậu, Phú Quốc


Hải đăng Rạch Giá

Hải đăng Hòn Lớn (Hòn Tre, Nha Trang) mặt dù nhìn hiện đại và kt ko có gì đặc biệt nhưng đây là hỏi đăng cổ nhất VN được xây từ 1890 trước cả Kê Gà


hải đăng Cửa Tùng

Chính diện hải đăng Cửa Tùng

Hải Đăng (An Ninh - Tuy An - Phú Yên)

Hải Đăng (An Ninh - Tuy An - Phú Yên)

Hải đăng Vũng Tàu lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1862, tức sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170 so với mực nước biển. Đường ô tô dẫn lên hải đăng ngoạn mục uốn quanh triền núi.
Tháp hải đăng hình trụ, cao 18m, đường kính 3m, bên trong có cầu thang xoắn ốc lên gần tới đỉnh và có lối dẫn ra ban công bên ngoài để quan sát toàn cảnh non nước Vũng Tàu. Suốt một thời gian dài hải đăng Vũng Tàu hoạt động nhờ hệ thống dây thiều, các máy móc thiết bị được sản xuất tại Pháp. Hiện nay, hải đăng còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ thống máy móc này.
Hải đăng Vũng Tàu ngày nay được thắp sáng nhờ bóng đèn có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải lý (gần 65km) nhờ hệ thống lăng kính đồ sộ, gồm những tấm kính ba cạnh hình tam giác bao quanh. Đèn chuyển động bằng môtơ điện. Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4 vòng.
Hải đăng nối liền với khu nhà ở của nhân viên bằng một đường hầm kiên cố. Xung quanh là khuôn viên với những cây sứ cổ thụ.
Hải đăng quanh năm lộng gió, là vị trí tham quan, dã ngoại lý tưởng của Vũng Tàu. Những năm gần đây, hầu như ngày nào hải đăng Vũng Tàu cũng có nhiều du khách thưởng ngoạn. Sưu tầm từ nguồn ( bariavungtau.com )
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/29837911.jpg

Hải đăng Hòn Chút

Hải đăng Hòn Chút

Hải đăng Cô Tô
https://lh6.googleusercontent.com/_9i9muZMEQqE/TaML6wV3AbI/AAAAAAAABWc/odTuFdzNDxA/s800/IMG_2698.JPG

Hải đăng Dinh Cậu - Phú Quốc.

Hải đăng Dinh Cậu - Phú Quốc.











Hải đăng Alexandria

 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/11/Qaitbay%27s_Citadel_2.JPG

Nhận xét