ĐỀN Ở VIỆT NAM

  1. 1
  2. Đền Bà Chúa Kho
  3. Đền Bà Đế -Nguyên Phi Ỷ Lan                                                                                              Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến,quê bà ở làng Thổ Lỗi (Sau đổi là làng Siêu Loại,huyện Thuận Thành Bắc Ninh.Nay là xã Dương Xá,Quận Long Biên TP Hà Nội).Trong một lần về chùa Dâu cầu tự,vua Lý Thánh Tông(1054-1072)đã tình cờ gặp bà đang đứng dựa gốc lan,thấy bà xinh đẹp lại có tài đối đáp nên vua tuyển bà về cung phong làm nguyên phi.Để ghi nhớ hình ảnh cô gái đứng dựa gốc lan buổi đầu gặp gỡ,vua đặt tên cung xây riêng cho bà là cung Ỷ Lan.Vì vậy,bà cũng được người đời gọi là Nguyên phi Ỷ Lan.Năm 1069 vua mang đại quân đi chinh phạt phương Nam,vua đã trao quyền nhiếp chính cho bà.Với tài trí và sự quyết đoán,bà đã dẹp yên bạo loạn,mở kho cứu đói cho dân,giữ được yên dân thịnh quốc,được vua hết lời khen ngợi và tin tưởng.Năm 1072,vua Lý Thánh Tông băng hà,bà đã chính thức trở thành Hoàng Thái Hậu giữ quyền nhiếp chính.Năm 1077,lợi dụng tình hình,nhà Tống đem quân xâm lược nước nhà,Bà đã cùng Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân,dân cả nước đánh bại kẻ thù.   Do bà đã đem lại nhiều ơn đức cho nhân dân ,được nhân dân tôn thờ là Quan Thế Âm ngay từ khi bà đang còn tại thế.Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan được xây dựng vào cuối thế kỷ XI,kiến trúc theo lối cung đình.Hàng năm,vào các ngày:19,20,21 tháng 2 âm lịch nhân dân xã Dương xá và các vùng xung quanh tổ chức lễ hội.Chính hội là ngày 19-2(tương truyền là ngày sinh của bà).Nhà Tiền Lê tồn tại 29 năm (980-1009) qua 2 thế kỷ. Nhà Lý kế vị, người khởi nghiệp Triều Lý là Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn, sinh năm 984 ở làng Cổ Pháp, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) tồn tại 216 năm, qua ba thế kỷ XI-XIII, có 9 đời vua, trong đó có 2 vua trị quốc từ 35 - 37 năm, riêng vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, đến 63 tuổi mới băng hà - là ngôi vua lâu nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam.
    Bảy mươi ba năm (l054-1127) dưới thời vua (cha) Lý Thánh Tông (1054 - 1072) và vua (con) Lý Nhân Tông (1072- 1127) non sông Đại Việt ta đạt đỉnh cao của “Quốc Thịnh Dân An”, mấy lần đánh thắng quân Tống, có lần cho quân vượt biên giới đánh vào Châu Ung, Khâm, Liêm; có bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, do danh tướng Lý Thường Kiệt thời vua Lý Nhân Tông viết.

    Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Ảnh: skyscrapercity.com 
    Triều Lý cực thịnh thời kỳ 1054 - 1127 dưới triều vua Thánh Tông, vua Nhân Tông “mở mang văn hóa nước nhà, đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân, Lý Thường Kiệt là hiền nhân, đuổi quân nhà Tống, đánh quân Chiêm Thành (Nguyễn Ái Quốc - 1942). Nói về sự cường thịnh của nhà Lý không thể không nói về “Ỷ Lan” - một phụ nữ có tài phò vua trị quốc bình thiên hạ dưới hai đời vua (chồng và con).
    Mùa xuân năm 1063 vua Lý Thánh Tông đã ở tuổi tứ tuần, nhưng không có con trai kế vị, thần dân trong kinh ngoài trấn ai cũng buồn lo. Nhà Vua xa giá đến “cầu tự” ở chùa Dâu vùng Kinh Bắc. Trong lúc vua vãn cảnh đẹp ở vùng thôn dã, dân chúng vui mừng đón vua. Một thôn nữ vừa hái dâu vừa hát chẳng hề bận tâm đến không khí vui mừng. Đó là cô gái Lê Thị Yến. Vua đi qua, bắt chuyện làm quen, cô gái quỳ tâu:
    - Thiếp là con kẻ bần gia, phải làm lụng tối ngày để phục vụ song thân, không dám ngơi tay để xem “long nhan” (mặt rồng).
    Qua trao đổi chuyện, thấy thôn nữ đẹp người, đẹp nết, hay chữ, vua đã hạ chỉ đưa cô gái về triều, xây riêng cho cô cung điện, đặt cho cô tên “Ỷ Lan” (đứng dựa gốc cây lan). Từ năm Quý Mão (1063), Lê Thị Yến cô gái làng Thổ Lỗi, xứ Kinh Bắc gần kinh Thành Thăng Long trở thành Nguyên phi, rồi Hoàng hậu nhà Lý. Vài năm sau bà sinh cho vua một hoàng tử, đặt tên là Càn Đức, đem lại niềm vui lớn cho hoàng tộc và nhân dân cả nước.
    Khác với các phi tần trau chuốt nhan sắc để được vua sủng ái, Ỷ Lan Nguyên phi rất quan tâm đến quốc gia đai sự. Bà khổ công học tập, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Các triều thần đều ngạc nhiên trước tri thức, sự hiểu biết của Nguyên phi.
    Hơn nửa thế kỷ (l063 - 1117) là Nguyên phi, rồi Hoàng hậu, Nhiếp chính Triều Lý, Ỷ Lan Nguyên phi đã tỏ ra là một phụ nữ có tài kinh bang tế thế phò vua giúp nước, là một cộng sự uyên bác của chồng là vua Lý Thánh Tông.

    Bàn thờ Nguyên phi Ỷ Lan.
     Ảnh: hgdcongdong.org.vn 
    Theo sử sách, một lần giải tâu về kế “trị quốc bình thiên hạ”, Ỷ Lan tâu rõ với nhà vua:
    - Muốn nước giàu dân mạnh, hệ trọng nhất là phải biết nghe điều can gián của bậc trung thần, lời nói ngay nghe chướng tai đấy, nhưng lại có lợi cho việc làm, thuốc đắng khó uống nhưng khỏi bệnh. Thứ đến là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ! Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người, tự mình tu điều đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật, nước muốn mạnh, Hoàng Đế còn phải “nhân từ với muôn dân”, Xưa nay ai thu phục được “nhân tâm” thì hưng thịnh, ai cậy vào sức mạnh thì sẽ mất không còn.
    - Phàm xoay cái thế thiên hạ đều ở “trị” chứ không phải ở “sức”, thu tấm lòng thiên hạ ở “nhân” chứ không phải ở “bạo”. Hội tụ đủ các điều đức đẹp ấy, nước Đại Việt ta sẽ vô địch đời đời.
    Về kế sách gìn giữ “an ninh quốc gia” Đại Việt, nhà vua đã vô cùng ngạc nhiên từ những lời tâu của hoàng hậu.
    - Các bậc tiền vương xưa không sợ dân giàu, mà chỉ sợ nước không yên!
    Giải đáp thắc mắc của vua, hoàng hậu nói:
    - Tâu bệ hạ: giàu mà không yên thì lúa có đầy kho cũng không thể ngồi mà an hưởng được.
    - Nhưng sự “không yên” có phải do sự “không giàu” mà ra đâu?
    - Tâu bệ hạ, chẳng phải là sợ giàu mà là từ sự “muốn giàu”. Người giàu lại muốn giàu thêm, người nghèo muốn thành giàu, thiên hạ ai chẳng muốn giàu, tính tham dục tự nhiên đã sẵn có trong lòng. Vì muốn giàu, kẻ này thì bất nhân tàn ác, kẻ kia lại sinh lòng phản trắc, xem nhẹ tình cốt nhục cha con anh em, họ đâu còn biết được lễ nghĩa, liêm sỉ là gì nữa.
    - Vậy thì Trẫm phải làm gì đây?
    - Tâu bệ hạ, nếu muốn giàu mà quên lễ nghĩa dân thì giàu, nước sẽ yếu. Xin bệ hạ đã thương dân như con thì nên có chung sự răn dạy rộng rãi bắt buộc với mọi người trong thiên hạ, chỉ khi nào từ quan đến dân đều biết trọng từ cách làm người hơn tham vọng làm giàu, biết kiềm chế lòng tham dục thì ngày ấy nước mới có kỷ cương, phép tắc, mới trở nên vững vàng được. Một bậc “minh quân” chính là phải kiềm chế được ý muốn làm giàu “vô hạn” của kẻ có chức có quyền, phải lo cho dân có cơm ăn áo mặc, dư dả quanh năm.
    Trong lần đàm đạo giữa vua và hoàng hậu về chuyện bức bối nơi thôn dã do các quan quản hạt gây nên, như tệ đút lót quan trên khi kiện cáo tranh chấp điền viên, Ỷ Lan đã tâu:
    - Thói thường quyền lực danh vọng dễ làm người ta thay lòng đổi dạ, kẻ có quyền lực chỉ giết được người, chứ không thể giết được lòng người, người có đức lấy đạo khoan mà phục được dân, còn người thường phải lấy cách nghiêm mà trị dân mới được, ví như lửa nóng dân trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lửa thì ít; Nước mát dân khinh nhờn, cho nên chết vì nước thì nhiều, thế mới biết đạo khoan là khó... Người giỏi trị nước phải biết kết hợp giữa khoan dung và nghiêm lệnh như sự phối hợp của hai bàn tay của một người. Nhưng từ biết đến làm, từ làm hỏng đến làm được là một chặng đường dài, người có tấm lòng đi được chặng đường thứ nhất, người biết sửa mình sẽ đi được cả hai chặng đường.
    Năm 1069, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, Ỷ Lan làm nhiếp chính coi việc nội trị. Bà rất trọng quan, thương dân, để các lão thần chống gậy vào chầu miễn quỳ lạy, được ngồi ghế cùng mình bàn quốc sự. Năm ấy thiên tai lũ lụt, mùa màng thất bát nhiều nơi sinh loạn. Nhờ kế sách giữ nước của bà đúng đắn, quyết đoán, táo bạo, đã dẹp yên loạn lạc, cứu đói cho dân, bỏ tiền nội phủ ra chuộc con gái nhà nghèo phải đi ở đợ rồi gả cho người góa vợ, có tác động tốt đến binh sĩ yên tâm chống giặc phương xa.
    Ba năm sau, Lý Thánh Tông băng hà (1072), hoàng hậu 28 tuổi. Triều chính rối ren, Thái tử Càn Đức (con đẻ của Ỷ Lan) lên nối ngôi, niên hiệu là Lý Nhân Tông mới 7 tuổi.
    Ỷ Lan trở thành Hoàng Thái hậu Nhiếp chính cùng với Tể tướng Lý Thường Kiệt phò vua. Đại Việt ta vẫn khởi sắc nhanh chóng thịnh cường. Năm 1077 triều Tống dấy binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay chống Tống, Thái hậu Ỷ Lan bỏ qua chuyện cũ, trả lại chức Thái sư cho Lý Đạo Thành - một cách ứng xử bao dung, vị tha, vô cùng cao thượng xuất phát từ quyền lợi quốc gia dân tộc (ông này đã ủng hộ Hoàng hậu Thượng Dương gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình gần nửa năm, song được Lý Thường Kiệt giúp sức Ỷ Lan mới được trở lại quyền nhiếp chính) để cùng mình điều khiển triều chính bảo vệ hậu phương, Lý Thường Kiệt đã chiến thắng quân Tống (kể cả khi đánh vào nơi họ xuất quân sang đánh nước ta) Đại Việt trở nên hùng mạnh kể từ năm 1077 nước ta đã sạch bóng quân thù.
    Trong nửa thế kỷ làm hoàng hậu, Nhiếp chính hai triều nhà Lý (l066 - 1117) Ỷ Lan, giúp nhiều kế sách giữ nước dẹp yên thù trong giặc ngoài. Bà đã cho xây cất hàng trăm ngôi chùa ở nhiều vùng quê châu thổ Sông Hồng, chùa Phật Tích ở Tiên Sơn (Bắc Ninh) gọi là chùa “Linh Nhân Từ Phúc” (tên hiệu của Ỷ Lan năm 1115). Năm Đinh Dậu (1117) Ỷ Lan từ trần, thọ 73 tuổi.

    Tri ân công đức của bà Ỷ Lan với non sông Tổ quốc, nhiều nơi đã xây đền dựng miếu thờ bà Đền Ghềnh ở Như Quỳnh - Hưng Yên, các Đền Đồng bào, đền Đươi ở Hải Dương được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia... Bà con còn tôn bà là “Quan Ân Nữ”,người dân Kinh Bắc gọi bà - người con gái quê hương - là Bà Tấm xứ Bắc, rất giỏi trong việc phò Vua trị quốc, nhân tâm hòa hiệp - Quốc Thịnh dân an một thời gian dài hàng thế kỷ, sau khi “đuổi quân nhà Tống, đánh quân Chiêm Thành, mở mang văn hóa nước nhà, đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân...
  4. Đền Bến Dược
  5. Đền Cuông
  6. Đền Dạ Trạch-đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung tại nơi này. Nhưng quy mô nhỏ, vật liệu xây cất thế nào và có đúng nơi đây là nền miếu cũ thì rất khó xác định.
  7. Đền Đại Tư Mã (Đền Đô - Nhân dân thường gọi là Miễu Đô) - Nơi thờ tụng quan Đại Tư Mã Nghiêm Tĩnh - Triệu Xương Công.
    Tài liệu được trích từ nội dung trên bia đá tại Đền thờ.
        ĐỀN THỜ ĐẠI TƯ MÃ THƯỜNG GỌI LÀ ĐỀN ĐÔ TỌA LẠC TRÊN KHU ĐẤT THUỘC BỜ LONG XỨ (CÒN GỌI LÀ KHU MIỄU ĐÔ) NẰM Ở PHÍA BẮC LÀNG QUAN ĐỘ, XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. THEO GIA PHẢ HỌ NGHIÊM ĐỀN ĐÔ ĐƯỢC KHỞI DỰNG TỪ THỜI HẬU LÊ, TRẢI TRƯỜNG KỲ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐÃ QUA BAO LẦN TRÙNG TU, TÔN TẠO NHƯNG ĐẾN NAY VẪN GIỮ ĐƯỢC PHONG CÁCH KIẾN TRÚC CỔ, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.

        ĐỀN ĐÔ THỜ QUAN ĐẠI TƯ MÃ - DANH TƯỚNG THỜI LÝ, CÓ NHIỀU CÔNG LAO TO LỚN VỚI NƯỚC VỚI DÂN. TƯỚNG     CÔNG LÀ HẬU DUỆ ĐỜI THỨ 9 CỦA HỌ NGHIÊM - GIA TỘC CÓ TRUYỀN THỐNG VĂN HIẾN VẺ VANG, NỐI ĐỜI CÓ NGƯỜI LÀM QUAN LỚN TRONG TRIỀU ĐÌNH; ĐƯƠNG THỜI ĐƯỢC THIÊN HẠ CA NGỢI LÀ GIA TỘC "THẬP ĐẠI LIÊN ĐĂNG QUAN TRIỀU":

        THỦY TỔ - NGHIÊM TƯỚNG CÔNG, HIỆU PHÚC LÝ, SINH NĂM ẤT DẬU, NIÊN HIỆU THIÊN PHÚC THỜI TIỀN LÊ, ĐỜI VUA LÊ ĐẠI HÀNH (985), LÀM QUAN ĐIỆN TIỀN CHỈ HUY SỨ, TƯỚC HẦU.

        NGHIÊM-PHÚC-TÂM - CON CỤ PHÚC LÝ, SINH NĂM CANH TUẤT, NIÊN HIỆU THUẬN THIÊN ĐỜI VUA LÝ CÔNG UẨN (1010), LÀM QUAN ĐÔ HIỆU ĐIỂM, TƯỚC THƯỢNG VŨ HẦU, CÓ CÔNG CÙNG TƯỚNG LÊ PHỤNG HIỂU ĐÁNH DẸP LOẠN “TAM VƯƠNG” PHÒ GIÚP VUA LÝ-PHẬT-MÃ LÊN NGÔI VUA, TỨC LÝ-THÁNH-TÔNG.

        NGHIÊM-PHÚC-TUẤN - CON CỤ PHÚC TÂM, SINH NĂM GIÁP THÂN, NIÊN HIỆU THIÊN CẢM - THÁNH VÕ (1044), LÀM QUAN LONG VIỆT THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, TƯỚC QUẬN CÔNG.

        NGHIÊM-PHÚC-LƯỢNG CON CỤ PHÚC TUẤN, SINH NĂM GIÁP THÌN, NIÊN HIỆU CHƯƠNG THÁNH - GIA KHÁNH (1064), LÀM QUAN TỚI CHỨC ĐÔ HIỆU ĐIỂM, PHÒ VUA LÝ-NHÂN-TÔNG.

        NGHIÊM-TÙNG, CON CỤ PHÚC-LƯỢNG, SINH NĂM KỶ TỴ, NIÊN HIỆU QUẢNG HỰU (1089), LÀM QUAN VIÊN NGOẠI LANG PHÒ VUA LÝ-NHÂN-TÔNG.

        NGHIÊM-CAO CON CỤ NGHIÊM-TÙNG, SINH NĂM NHÂM THÌN NIÊN HIỆU HỘI TƯỜNG ĐẠI KHÁNH (1112), LÀM QUAN HÀN LÂM VIỆN HỌC SỸ..

        NGHIÊM-YẾT - CON CỤ NGHIÊM-CAO, SINH NĂM KỶ MÙI, NIÊN HIỆU THIỆU MINH - ĐẠI ĐỊNH (1139), LÀM QUAN TỚI CHỨC TỔNG BINH THIÊM SỰ, TƯỚC HẦU, PHÒ VUA LÝ-ANH-TÔNG.

        NGHIÊM-XÃ, CON CỤ NGHIÊM-YẾT, SINH NĂM GIÁP THÂN, NIÊN HIỆU CHÍNH LONG BẢO ỨNG (1164), LÀM QUAN TỚI CHỨC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, TƯỚC HẦU, PHÒ VUA LÝ-ANH-TÔNG.

        NGHIÊM-TĨNH, TỰ PHÚC HẬU, THỤY TRIỆU-XƯƠNG, CON CỤ NGHIÊM-XÃ, SINH NĂM KỶ DẬU, NIÊN HIỆU THIÊN TƯ - GIA THỤY (1189), LÀM QUAN ĐẠI TƯ MÃ, TƯỚC QUẬN CÔNG, PHÒ GIÚP VUA LÝ-CAO-TÔNG. TỪ THỜI NIÊN THIẾU TƯỚNG CÔNG ĐÃ CÓ CHÍ THÔNG MẪN HƠN NGƯỜI, NĂM 25 TUỔI ĐƯỢC PHONG TỚI CHỨC ĐẠI TƯ MÃ, KIÊM THỊ TRUNG, TƯỚC QUẬN CÔNG. KHI TRỞ VỀ QUÊ AN TRÍ, TƯỚNG CÔNG ĐƯỢC VUA BAN CẤP 35 MẪU LỘC ĐIỀN. TƯỚNG CÔNG CÓ HAI VỊ PHU NHÂN: CHÍNH THẤT LÀ LÝ PHƯƠNG LIÊN - CÔNG CHÚA NHÀ LÝ - THÂN MẪU CỦA TIÊN SINH NGHIÊM-KẾ SINH NĂM GIÁP TUẤT, NIÊN HIỆU KIẾN GIA (1214), LÀM QUAN TỚI CHỨC ĐẶC TIẾN PHỤ QUỐC BẮC VỆ ĐẠI TƯỚNG QUÂN – TẶNG PHONG THÁI BẢO DŨNG QUẬN CÔNG VÀ NGHIÊM-LUẬN LÀM QUAN TỚI CHỨC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN, TƯỚC HẦU. VỊ PHU NHÂN THỨ HAI TÊN TUỔI BỊ THẤT TRUYỀN. TƯỚNG CÔNG TẠ THẾ NGÀY 15 THÁNG GIÊNG, CHÍNH THẤT QUA ĐỜI NGÀY 16 THÁNG GIÊNG ÂM LỊCH, THỌ 80 TUỔI. MỘ PHẦN CỦA TƯỚNG CÔNG ĐƯỢC SONG TÁNG GIỮA HAI MỘ PHU NHÂN,ẰNM TRONG KHUÔN VIÊN DI TÍCH ĐỀN ĐÔ NGAY TẠI QUÊ NHÀ. 

        SAU KHI QUAN ĐẠI TƯ MÃ QUA ĐỜI, TRIỀU ĐÌNH ĐÃ BAN TẶNG SẮC PHONG, GIAO CHO GIA TỘC VÀ NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG LẬP ĐỀN THỜ PHỤNG.

         ĐẾN THỜI KỲ NHÀ HẬU LÊ, CÁC HẬU DUỆ CỦA GIA TỘC CÓ NHIỀU VỊ THI ĐỖ ĐẠI KHOA, TRUNG KHOA, CỬ NHÂN, TÚ TÀI. TIÊU BIỂU NHƯ: NGHIÊM-PHỤ SINH NĂM QUÝ DẬU, NIÊN HIỆU THÁI-HÒA (1453) ĐỖ TIẾN SỸ NĂM 26 TUỔI, LÀM QUAN ĐẾN CHỨC THỪA CHÁNH SỨ; NGHIÊM-ÍCH-KHIÊM, SINH NĂM KỶ MÃO, NIÊN HIỆU THIÊN HƯNG (1459), ĐỖ HOÀNG GIÁP NĂM 32 TUỔI, LÀM QUAN CẨM Y VỆ ĐÔ CHỈ HUY SỨ....

        ĐỀN THỜ ĐẠI TƯ MÃ ĐƯỢC BỘ VĂN HÓA XẾP HẠNG LÀ DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA, QUYẾT ĐỊNH SỐ 74 QĐ/BT NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 1993.

        ĐỀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA CHA ÔNG, CÁC HẬU DUỆ HỌ NGHIÊM QUAN ĐỘ ĐÃ HƯNG CÔNG KHẮC BIA ĐÁ DỰNG TẠI ĐỀN ĐÔ. NỘI DUNG VĂN BIA ĐƯỢC HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ NGHIÊM VÀ ÔNG LE VIẾT NGA - GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG BẮC NINH CÙNG PHỤNG SOẠN.
  8. Đền Đinh Tiên Hoàng-Đền Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư toạ lạc ở xã Trường YênHoa LưNinh Bình. Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.[1], quay hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.Đền vua Đinh được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa, theo kiểu kiến trúc "nội công ngoại quốc". Xung quanh khu vực này, các nhà khảo cổ đã đào được một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau. Trên mặt gạch có dòng chữ "Đại Việt Quốc quân thành chuyên" và "Giang tây quân"; chứng tỏ đây là những viên gạch thời Đinh - .
    Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong. Theo thuật phong thủy, bình phong để án ngũ gió độc. Ở giữa bình phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc, ý nói lên sự trường tồn. Ngọ môn quan là cổng ngoài dẫn vào đền. Trên vòm cửa cong là hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút. Cổng ngoài có ba gian lợp ngói, mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết". Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Qua nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của nghi môn nội giống như nghi môn ngoại, ngay cả kiến trúc có ba hành cột cũng giống nhau. Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lưxưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Tiến dần vào trong, ở giữa có long sàng bằng đá. Cạnh hông của sập đá tạc đầu rồng. Bề mặt của sập rồng được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng. Hai bên long sàng là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh thưộc thế kỷ 17. Long sàng tượng trưng cho bệ rồng nên được điêu khắc với họa tiết rất đẹp. Hai tay vịn của Long sàng là hai con rồng đang uốn mình trên tầng mây cao. Dáng rồng rất thanh cao với đầu ngẩng cao để bờm bay phất phới, râu dài thả rủ về phía trước. Xung quanh long sàng có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân, có nghê chầu, có ngựa trắng...

    Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Phía sau long sàng là điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Cấu trúc điện có hai phần: Bái đường và chính cung. Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Trên bàn thờ là nhang án được chạm trổ rất đẹp, thuộc về thế kỷ 17. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh là các quan trung thần: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Đi hết tòa Thiêu hương vào chính cung 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở giữa chính cung, trang trí sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượnng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Gian giữa thờ tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang  Đinh Toàn đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễnquay mặt về phía Nam là con trưởng của vua. Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17. Đền Vua Đinh cũng là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
  9. Đền Đô
  10. Ðền Ðộc Cước (còn gọi là đền Gầm) ngự trên đỉnh hòn Cổ Giải, điểm cực bắc của dãy Trường Lệ, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một chân, gắn liền với truyền thuyết chàng khổng lồ xẻ đôi mình, một nửa ra khơi tiêu diệt thủy quái bảo vệ dân chài, còn một nửa đứng canh trên đỉnh hòn Cổ Giải. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng nửa thân người và bước chân khổng lồ trên đá của chàng trai dũng cảm đó.
  11. Đền Đông Cuông
  12. Đền  Đuổm
  13. Đền Gióng-Sóc Sơn
  14. Đền Hạ Lôi -Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện). Tương truyền, làng quê có nghề  trồng dâu nuôi tằm, hai bà là chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Hai bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dậy bảo nên khi lớn đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập. Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí chống giặc Hán đô hộ. Một năm sau, ông Thi Sách bị viên quan Thái Thú nhà Hán là Tô Định giết. Căm thù giặc cướp nước, hận kẻ thù giết chồng, ngày 6 tháng Giêng năm Canh Tý (40 sau CN), được mẹ và thầy học cổ vũ, giúp đỡ, bà Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị dựng cở khởi nghĩa, quân dân trong vùng theo về rất đông tụ nghĩa dưới cờ. Trước lễ xuất quân, dưới ngọn cờ đào, bà Trưng tuốt gươm thề cùng trời đất, lời thề như lời hịch đầy hào khí, suốt hai ngàn năm sử sách và dân gian vẫn còn lưu giữ và truyền tụng…Để tưởng nhớ công đức của Hai Bà, nhân dân Vĩnh Phúc đã lập đền thờ tại thôn Hạ Lôi, xã Mê linh, huyện Mê Linh, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống.

    Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay có các công trình: Tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung. Phía ngoài hậu cung có cây Lụa già, là hộp thư bí mật, tại đây những năm 1943- 1944, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

    Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1980.
  15. Đền Hùng
  16. Đền Lăng Xương
  17. Đền Mẫu-Đền Mẫu là đền thờ quý phi họ Dương, người Trung Quốc. Đền thuộc địa phận phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Lễ hội đền Mẫu được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, đặc biệt là màn biểu diễn múa cờ.
    Lễ hội thường diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra long trọng và hấp dẫn nhất là lễ rước liềm và rước du. Lễ rước liềm được tổ chức sau buổi tế lễ long trọng và buổi rước nước từ sông Hồng về.Đám rước liền được tổ chức rước xuống đình Hiến và trở về đền chính. Đi đầu là cờ, trống chiêng, long đình, bát bửu, lộ bộ, có đội múa lân, múa rồng. Đám rước đi một đoạn thì dừng lại để biểu diễn múa cờ. Bốn thanh niên cầm 4 cờ, múa theo nhịp trống, lúc nhanh, lúc chậm. Sau mỗi tiếng trống, người múa cờ “hứ” một tiếng to và dài.
    Đám rước du được tổ chức vào ngày hôm sau. Đám rước đi quanh phố. Đi trong đám rước cũng như hôm rước liềm. Trong đám rước, rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước, có múa “Con đi đánh bồng”. Đám rước đi đến đâu hai bên đường người dân reo hò, cổ vũ rất vui nhộn.
    Ngoài các lễ rước, hội đền Mẫu còn tổ chức các trò chơi dân gian như: thi đánh cờ, thi đấu tổ tôm điếm, chọi gà, hát chầu văn…
  18. Đền Ngọc Sơnhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5a/NNU_%C4%91%E1%BB%81n_Ng%E1%BB%8Dc_S%C6%A1n.jpg
  19. Đền Phù Đổng-Đền Phù Đổng, nằm cách Hà Nội 17km (tại làng Gióng, xã Phù Đổng, Gia Lâm), là nơi thờ Thánh Gióng.
    Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người làng Giáp Ban, thọ làng Phù Đổng. có mẹ nhà ở vườn cháy, phía đông chùa Kiến Sơ, bà tuổi cao nhưng vẫn chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm phải một vết chân lớn, sau đó có thai và sinh ra Thánh Gióng. Tương truyền Thánh Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Vào thời Hùng Vương thứ VI, nước ta bị giặc Ân phương Bắc xâm lược, Vua bèn sai sứ giả đi giao mõ cầu người hiền tài để dẹp giặc Ân. Nghe thấy tiếng mõ giao, Thánh Gióng bỗng bật dậy, nói với mẹ ra mời sứ giả vào nói: “Sứ giả về tâu với nhà Vua cho đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. Vua ra lệnh đúc các thứ đem tới, Thánh Gióng vươn vai một cái đứng dậy, người cao lớn khác và thường nhảy lên ngựa vung roi sắt đi đánh giặc. Thánh Gióng hăng hái xông vào trận chiến. Roi sắt bị gẫy ra đã nhổ tre để đánh giặc. Giặc Ân thua chạy tán loạn. Sau khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Vệ Linh (huyện Sóc Sơn) cởi áo giáp để lại rồi người cùng ngựa bay thẳng lên trời.
    Để ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc. Nhà vua ra lệnh xây đền thờ ở quê (Làng Gióng). Vào thế kỷ thứ XI Lý Công Uẩn cho tu bổ lại Đền Phù Đổng và ban hành tổ chức ngày Hội Gióng vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm.
    Vừa qua Hội Gióng ở đền Phù Đổng cùng đền Sóc (ngôi đền thờ Thánh Gióng ở Sóc Sơn) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010 tại Nairobi (Kenia). Hai ngôi đền: Phù Đổng và đền Sóc là hai nơi chính diễn ra Hội Gióng hằng năm./.
  20. Đền Quán Thánh
  21. Đền Rậm-"Vào thế kỷ XVIII, khi nền kinh tế tập thể công xã bị nạn kiêm tính ruộng đất phá hoại, thì ruộng công ở miền Trung vẫn còn giữ một vị thế quan trọng, tạo điều kiện cho nghệ thuật tạo hình có tính dân dã tiếp tục phát triển, từ đó đã để lại cho chúng ta nhiều công trình quan trọng như đình Hoành Sơn, Trung Cần...

    "Sau đó nối tiếp vào thế kỷ XIX với một điển hình là đền Rậm. Điều đáng lưu ý là trong đề tài này đã xuất hiện một quan niệm mới về "luật" tạo hình. Trước thế kỷ này, hạn hữu mới có hiện tượng vật nọ che khuất vật kia nhất là về đề tài người. Thì tới đền Rậm quy luật phối cảnh tự nhiên đã được ít nhiều quan tâm để gần gũi với ngoại cảnh... Tính chất của mạng chạm như một kế thừa trực tiếp từ nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối XVII" - Nhà nghiên cứu di sản văn hoá PGS.TS Trần Lâm Biền đánh giá về kiến trúc nghệ thuật đền Rậm trong tác phẩm: "Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt". Với những giá trị đó, Di tích đền Rậm đã được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc - nghệ thuật Quốc gia theo Quyết định số 75/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 22-8-2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

    Đền Rậm thuộc xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đền được xây dựng vào năm 1831, hoàn thành vào năm 1832, sửa chữa lần gần đây nhất vào năm 1922. Ngôi đền là nơi hợp tự thờ các nhân vật lịch sử có công với đất nước, nhân dân như Lê Lôi (Lê Lư), Nguyễn Quang Hợp hay các thiên thần như Cao Sơn Cao Các... Trải qua quá trình lịch sử phát triển của địa phương, ngôi đền đã chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra tại đây. Các bậc sỹ phu thời chống Pháp, những thanh niên ưu tú trước khi xuất dương hoạt động cách mạng như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong đã từng bí mật hẹn gặp nhau tại Đền. Trong những năm 1930-1931 và Cách mạng tháng Tám 1945, đền Rậm là nơi tập hợp lực lượng để nghe diễn thuyết về cách mạng, đấu tranh cướp chính quyền. Những năm kháng chiến chống Mỹ đền Rậm là nơi để vũ khí, nơi trung chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường thuỷ trên sông Lam.

    Đền Rậm nằm trong một quần thể kiến trúc di tích có cả đền lẫn chùa, bao gồm đền Rậm trong và đền Rậm ngoài với nhiều nhà ngang dãy dọc, khuôn viên Di tích có tổng diện tích 10.401m2 trên một gò đất cao, bốn phía được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ. Với độ cao như vậy cùng hệ thống cây xanh toả mát um tùm thấp thoáng bên mái đền cong vút đã tạo cho không gian kiến trúc ở đây vừa thâm nghiêm lại vừa cổ kính. Đền Rậm trong bao gồm các công trình cổng đền, nhà thánh, chùa (Long Đồng Tự), nhà trình, hữu vu, hạ điện, trung điện, thượng điện. Đền Rậm ngoài bao gồm các công trình cổng đền, tắc môn, hạ - trung - thượng điện và lăng mộ Nguyễn Quang Hợp. Cổng đền Rậm trong và ngoài được tạo bởi 2 cột nanh, mỗi cột có chiều cao 5m, rộng 0,60m kết cấu kiến trúc cột nanh gồm nhiều bộ phận cấu thành như chân bệ, thân trụ, đấu vuông thót đáy, hình nghê... nối liền nhau theo chiều thẳng đứng. Với cách kết cấu kiến trúc cột nanh gồm nhiều bộ phận cấu thành như trên đã tạo cho cột nanh không đơn điệu, đồng thời tăng thêm vẻ uy nghiêm và giá trị thẩm mỹ phía trước cho di tích.
  22. Đền Thính-Đền Thính nằm tách biệt khỏi khu dân cư giữa cánh đồng thuộc xã Tam Hồng, cách trung tâm huyện lỵ Yên Lạc khoảng 1km về phía Tây. Gọi là đền Thính vì nhân dân kiêng chữ huý chữ Thánh trong bài vị Tản viên sơn Thánh, nên gọi chệch đi.
    Tên chữ của đền Thính là Bắc Cung thượng vì nằm ở phía Bắc sông Hồng đất Yên Lạc, còn lại 3 cung Đông, Tây, Nam, đều ở phía Nam sông Hồng, bên tả ngạn.Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, huý là Nguyễn Tuấn. Trong truyền thuyết dân gian, thần Tản Viên chính là Sơn Tinh, đã đánh thắng Thuỷ Tinh, dẹp yên lũ lụt sông Hồng. Sơn Tinh lấy con gái Hùng Duệ Vương. Nhà vua muốn truyền ngôi cho Sơn Thánh, kế tục sự nghiệp Hùng Vương thứ 18. Nguyễn Tuấn khuyên vua nhường ngôi cho An Dương Vương, thống nhất nước Văn Lang với nước âu Lạc, thành một quốc gia vững mạnh. Vua Hùng và Sơn Tinh rời bỏ cõi trần, thoát tục lên tiên.
    Nhớ ơn Tản Viên Sơn Thánh huy động nhân dân chiến thắng lũ lụt sông Hồng, dẹp nan xâm lăng, thống nhất quốc gia, lại thường hiển linh trừ tai giải ách cho chúng sinh, nên nhân dân tôn vinh ngài là một vị trọng tứ bất tử và lập đền thờ.
    Trên nền móng cũ, năm Thành Thái thứ 13 (1902), đền Thính xây được hậu cung. Năm Duy Tân thứ 5 (1911) dựng thêm lầu chuông, lầu trống. Năm Khải Định thứ 2 (1917) xây 7 gian tiền tế. Năm Khải Định thứ 6 (1921), xây thêm ngũ môn rất đồ sộ, dáng vẻ cổ kính.
    Đền Thính có 2 tấm bia dựng năm Khải Định thứ 8 (1923) và năm Bảo Đại thứ 11 (1936) kể về quá trình xây dựng đền. Đền có 14 gian, chắp hình chữ Đinh, các cửa võng đục trạm cầu kỳ, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, không gian hài hoà, kiến trúc sinh động. Vẫn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
  23. Đền Thờ Âu Lạc-thác Prenn
  24. Đền Thờ Đỗ Công Tường-Đỗ Công Tường (? - 1820) tục danh là Lãnh, là người có công lập chợ và có công cứu giúp dân lúc bệnh tả hoành hành đầu thế kỷ 19. Sau khi mất, ông được người dân lập đền thờ, được vua nhà Nguyễn phong là Thành hoàng, và tên ông từ lâu cũng đã trở thành địa danh, đó là Cao Lãnh[1], hiện trực thuộc tỉnh Đồng ThápViệt Nam.
  25. Đền Thờ Huỳnh Mẫn Đạt-Huỳnh Mẫn Đạt (黃敏達, 1807-1882) là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ ở thế kỷ 19 tại Nam Bộ,Huỳnh Mẫn Đạt (còn được gọi là Hoàng Mẫn Đạt)[1] là người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
    Năm 24 tuổi, đời vua Minh Mạng, ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định. Năm Kỷ Hợi (1839), ông giữ chức Thự Ngự sử đạo Ninh Thái (tức Bắc Ninh & Thái Nguyên).
    Năm Canh Tý (1840), ông được cử làm Khâm sứ, đem sắc văn đổi phong cho Ngọc Vân (con gái vua Chân Lạp Nặc Chân (Ang Chan II)), đang sống ở Gia ĐịnhTháng 9 cùng năm, ông nhận lệnh đến Định Tường tra xét việc Bố chánh Nguyễn Đắc Trí bị thua trong trận giao tranh với nhóm nổi dậy ở thôn Xướng Ca. Sau đó, viên quan này bị giáng làm lính, ông được nhà vua chuẩn cho lưu lại quân thứ, để lo việc trị an. Một lần giao chiến tại nhánh sông Tân Trạch, tuy lập được công, nhưng ông bị trúng thương. Về Định Tường điều trị một tháng, ông lại lên đường đến Hà Tiên, nhận chức quyền Thự Án sát Hà Tiên và quyền Tuần phủ Quan phòng.
    Đầu năm Tân Sửu (1841), hàng ngàn người dân bất mãn nổi dậy vây đánh đồn Châu Nham (nay thuộc xã Dương Hòa huyện Kiên Lương, là xã từng thuộc thị xã Hà Tiên). Hạ đồn xong, lực lượng này tràn đến đánh chiếm vùng núi Tô Châu, kịp có Thự tuần phủ Lê Quang Huyên đem binh cứu viện, nên trấn áp được.
    Mùa xuân năm Nhâm Dần (1842), quân Xiêm La do tướng Ô Thiệt Vương cầm đầu đến cướp phá Hà Tiên. Ông cùng với các quan lại khác, chỉ huy quân chống cự mãnh liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm La, Huỳnh Mẫn Đạt được vua Thiệu Trị ban khen và cho thụ chức Viên ngoại lang. Vào mùa hạ cùng năm, ông được thực thụ lãnh Án sát sứ tỉnh Hà Tiên, và đến tháng 6 nămGiáp Thìn (1844), ông được thăng Thự Bố chánh sứ tỉnh Hà Tiên.


    Tháng Giêng năm Tân Hợi (1851), ông được thăng quyền Tuần phủ Hà Tiên.
    Năm 1852, xảy ra vụ án ẩn lậu thuốc phiện, nhiều quan chức của tỉnh bị liên lụy, trong số đó có ông. Ông bị cách chức Tuần phủ, tám năm sau, ông mới được tha, nhưng bị chuyển làm Án sát Định Tường.
    Ngày 12 tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Định Tường. Để mất thành, vua Tự Đức ra lệnh bắt giải Huỳnh Mẫn Đạt cùng với một số quan chức khác về kinh, nhưng đến tháng 11 cùng năm thì được tha, nhưng phải theo tướng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển vào Biên Hòa, lập công chuộc tội.
    Đến khi nhà Nguyễn nhường ba tỉnh miền Đông (gồm Gia ĐịnhĐịnh TườngBiên Hòa) cho Pháp, Huỳnh Mẫn Đạt lại được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu sau, toàn cõi Nam Kỳ cũng vào tay Pháp hết, không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất.

    Theo bia mộ, Huỳnh Mẫn Đạt qua đời vào tháng 2 năm Nhâm Ngọ (tức tháng 3 năm 1882), hưởng thọ 75 tuổi.
  26. Đền Thờ Lạc Long Quân
  27. Đền Thờ Nguyễn Trung Trực (ở Rạch Giá)
  28. Đền Thờ Ông lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản-Đền thờ ông lớn Trà Vong nằm cạnh quốc lộ 22B, tọa lạc tại ấp Dinh, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
    Ông lớn Trà Vong tên thật là Huỳnh Công Giản sinh năm 1722 (Nhâm Dần) và tuẫn tiết năm 1782 (tháng 2 năm Nhâm Dần). Sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình nông dân, thân sinh là Huỳnh Công Cẩn, người Nhật Tảo, Tân An).Ông có hai người em là Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ, thuở nhỏ cùng học chữ Nho, đến năm 17 tuổi rất giỏi thi phú. Đến năm 27 tuổi (1749 Kỷ tỵ) thấy ở Tây Ninh còn rừng rú âm u, ông bàn tính với hai em đến đây khẩn hoang, quy dân lập ấp.
    - Ông Huỳnh Công thắng đem quân đóng ở Cẩm Giang (Gò Dầu, Tây Ninh).
    - Ông Huỳnh Công Nghệ đóng quân tại Bến Thứ (nay thuộc xã Tân Phong, huyện Tân Biên).
    - Ông Huỳnh Công Giản đến vùng Trà Vong thành lập ba ấp: Tân Lập, Tân Hội, Tân Hiệp. Ông đánh giá vùng Cẩm Giang và Bến Thứ là nơi xung yếu, vì đó là con đường chiến lược “con đường xứ” từ Chân Lạp sang nước ta. Riêng vùng Trà Vong thì quân lính ít hơn. Biết thế nên bọn thổ phỉ đã chọn nơi này tổ chức tạp kích bất ngờ, giặc lại đông hơn gấp nhiều lần, trong cuộc chiến không cân sức, ông cho người đi viện binh của em là Huỳnh Công Nghệ vừa tổ chức chiến đấu chống giặc, vừa tổ chức bảo vệ thành trì, nhưng sức người có hạn, khi thấy binh sĩ hi sinh quá nhiều, trong lúc viện binh chưa đến kịp, biết khó lòng lay chuyển được tình thế. Theo quan niệm của ông “thành mất, tướng phải mất theo”. Ông vung gươm quyết chiến cùng giặc cướp đến sức cùng lực kiệt, ông quay gươm tuẫn tiết không để lọt vào tay giặc.
  29. Đền Thờ Phạm Hùng (cố thủ tướng)Vĩnh longĐền thờ cố TTg Phạm Hùng
  30. Đền Thờ Tả Tướng Quốc-Đền được lập nên chính nền nhà cũ, nơi Trần Nguyên Hãn sinh ra và lớn lên, trên một gò cao phía Nam xóm Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, ...
  31. Đền Thờ Trần hưng Đạo-Tp.HCM
  32. Đền Thờ Trần Nhân Tông
  33. Đền Thờ Trương Định (và mộ cụ)
  34. Đền tưởng niệm các Vua Hùng trong Công viên Văn hóa Tao Đàn ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.File:Đền tưởng niệm các vua Hùng.jpg
  35. Đền Và-Đền Và ở thôn Vân Gia (nguyên đọc theo âm chữ Hán là Vân Già, 雲遮), xã Trung Hưng, thị xã Sơn TâyHà Nội, còn gọi là Đông Cungtrong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh LạcVĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba VìHà Nội) thờ thần núi Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.Theo bia "Vân Già đông trấn cung ký" (雲 遮 東 鎮 宮 記) dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế ở đền năm Tự Đức thứ 36 (1883) thì đền Và đã có từ thờiViệt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng.[1] Ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc. Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó, nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành Thái thứ 14) và lại tu tạo năm1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919.[1] Gần đây, dự án tôn tạo đền Và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây phê duyệt với tổng kinh phí 18 tỷ đồng, dự kiến sẽ bắt đầu bằng việc tu bổ đền chính trong năm 2008.[2]
  36. Đền Voi Phục-Là một đền nằm trong công viên Thủ Lệ. Đền thờ thần Linh Lang. Tương truyền rằng thần Linh Lang đã có công giúp nhà Lý chống giặc ngoại xâm, nên được người dân thờ cúng trong đền.
  37. 1
  38. http://my.opera.com/bachviet18/blog/?startidx=115

Nhận xét