Kiến trúc mộ của người Việt





Mộ cổ

Ít nhất ở đâu hiện tồn số lượng mộ cổ nhiều như ở Hội An. Và cũng ít thấy ở đâu sự phong phú, đa dạng về đặc điểm loại hình, kết cấu, thành phần chủ nhân, tập quán tống táng lại được thể hiện rõ như thế ở các ngôi mộ cổ. Những ngôi mộ này, một mặt, đã minh chứng sinh động quá trình phát triển liên tục của vùng đất Hội An muộn nhất cũng từ thế kỷ I trước công nguyên đến nay cũng như về mối quan hệ giao lưu văn hóa sâu rộng giữa các thành phần cư dân gồm nhiều quốc tịch ở Hội An, về đặc điểm văn hóa mang tính địa phương - vùng.
            Về niên đại, cho đến nay tại dãi cát phía Bắc thị xã Hội An đã phát hiện những khu di tích mộ táng thuộc thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh. Đó là những mộ chum nhiều kiểu dáng bên trong chôn theo những đồng tiền thời Tây Hán và Đông Hán thế kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ I, công cụ lao động bằng sắt, dao có chuôi tròn mang kiểu dáng dao Chiến Quốc, nồi nấu, bát cổ bồng các loại, khuyên tai ba mấu bằng đá, đồ trang sức phổ biến thời Sa Huỳnh, trước đó đã tìm thấy tại một số vùng khác ở Việt Nam và Đông Nam Á.
           Điều khá lý thú ở chỗ, bên trên các mộ chum Sa Huỳnh là những di tích mộ cổ thuộc các thời kỳ muộn hơn. Hiện nay, tại dãi cát thuộc các xóm An Bang, Hậu Xá, Thanh Chiếm, Trường Lệ và một số cồn đất cao khác ven Thị xã đã phát hiện trên vài ngàn ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Nếu tiến hành điều tra, thống kê trên diện rộng con số này sẽ nhiều hơn và chính xác hơn. Riêng về những ngôi mộ thuộc thế kỷ XVII - XVIII chúng tôi ghi chép, chụp ảnh, thống kê được trên 100 ngôi. Đây là những mộ còn nguyên trạng các yếu tố cơ bản, nhất là bia, quynh, nấm và thành.


            Bia mộ Hội An, do ảnh hưởng từ nhiều luồng văn hóa trong và ngoài nước, nhất là vùng Nam Trung Hoa nên có dáng vẻ riêng, phong phú về kiểu thức và đa dạng về phong cách, trang trí,... Bia tạc bằng đá, những mộ có niên đại trước thế kỷ XIX chuyên dùng loại đá muối (sa thạch), từ thê kỷ XIX về sau phổ biến dùng loại đá cẩm thạch trắng. Bên cạnh các kiểu bia thông thường, đã tìm thấy những bia mộ kích thước 1,7m x 1m x 0,3m; bia mộ hình bán nguyệt...
            Qua từng thời kỳ trang trí bia mộ mang đặc điểm riêng, rất thống nhất về phong cách. Đây là một trong những cơ sở để xác định niên đại dựng bia. Trang trí bia mộ Hội An gồm 4 phần: lòng, diềm, đế, trán. Lòng các bia mộ thế kỷ XVII - XVIII có chữ khắc sâu, rõ nét phân biệt với các bia mộ sau này. Ở một số ít mộ cổ Trung Hoa, Nhật Bản lòng bia trang trí các hình đóa hoa, chữ triện, dơi... cách bố trí nội dung lòng bia, nhìn chung thống nhất qua các thời kỳ và ở các thành phần cư dân. Trên cùng là quốc hiệu hoặc quê quán người quá cố. Dòng bên hữu nhỏ hơn, ghi ngày tháng năm dựng bia. Số lượng chữ, cách ghi theo quy ước riêng phụ thuộc vào tập quán của mỗi thành phần cư dân. Các quốc hiệu thường gặp ở bia mộ người Việt: Đại Việt, Hoàng Việt, Nam Cố, Việt Nam, An Nam... Ở bia mộ Trung Hoa: Đại Minh, Đại Thanh. Bia mộ Nhật Bản: Nhật Bản, Chính Hộ, Bình Hộ. Mộ giáo sĩ Bồ Đào Nha: Sa Nha Quốc... Nếu không ghi quốc hiệu, người ta thay bằng quê quán của người quá cố. Cách ghi này có một quy ước khá phổ biến.
            Cũng có trường hợp người ta ghi nguyên tên quê quán vào bia, vị thế tại Hội An ta gặp khá nhiều bia mộ ghi địa danh khắp nơi: Hà Đông, Gia Định, Thiên Đô, Quỳnh Châu...
Thành phần
chủ nhân
Quê quán
người quá cố
Chữ ghi ở
bia mộ
ViệtHội An
Cẩm Phô
Thanh Châu
Hội giang
Cẩm giang
Thanh giang
Trung HoaĐồng An
Chương Châu
Trường Lạc
Long Khê
Đồng ấp
Chương ấp
Trường ấp
Long ấp
           










             Trang trí diềm, đế, trán bia thường sử dụng các đề tài:
DiềmHoa cúc dây, hoa sen dây, lá cuộn, rồng mây, hồi văn, chữ triện, mây cuộn...
ĐếHoa sen, hồi văn, hoa dây, dải lụa, cuốn thư...
TránMặt trời mây lửa, vòng lưỡng nghi, phượng chầu mặt trăng, lưỡng long tranh châu, chữ triện, hổ phù, rồng ẩn, hạt châu, khánh...

            Ở nhiều bia, các đề tài này thể hiện rất điêu luyện, chứng tỏ tay nghề khá cao của người thợ địa phương, chúng góp phần làm phong phú nghệ thuật trang trí bia mộ không những chỉ ở Hội An mà còn đối với cả nước ta nói chung.



              Vật liệu xây dựng các thành phần kiến trúc còn lại (nấm, quynh, thành) của các mộ cổ Hội An phổ biến là vôi “bồ ghè”, gạch, đá, đá ong, trong đó vôi bồ ghè (hợp chất gồm vôi giã từ vỏ sò hến, mật mía, nước ngâm từ một số vỏ cây...) là vật liệu chính để tạo nên các nấm mộ cổ. Những nấm mộ này đã tồn tại trên hai, ba trăm năm chứng tỏ được độ bền vững của vật liệu tạo thành. Nấm mộ cổ Hội An có đặc điểm thấp về chiều cao và có nhiều hình dáng: Tròn, tròn xoáy trôn ốc, hột xoài, chữ nhật, mai rùa, yên ngựa, lá sen úp... Bên dưới nấm là tam tỉnh hình chữ nhật bằng vôi hoặc gạch, đá, trong đựng thi hài và đồ tùy táng. Bên ngoài nấm thường có quynh bao quanh. “Quynh” là bộ phận kiến trúc giống hình tay ngai có hai trụ hình xoáy trôn ốc ngược chiều nhau, phía sau nhô cao, thấp dần về phía trước. Những ngôi mộ lớn bao quanh quynh là thành rộng với các trụ biểu, mảng tường và bình phong trang trí các đề tài hoa lá, tứ nghệ, tứ thời, mai hạc, tùng điểu, câu đối... Đặc biệt có những ngôi mộ xây toàn bằng đá, tọa lạc trên diện tích 150m2 đến 250m2 hoặc những ngôi mộ với nấm bên trong, quynh bên ngoài, nhà bia ở phía trước tạo dáng giống một con vật đang phủ phục rất sinh động và cũng rất tượng trưng.


             Loại hình mộ cổ Hội An không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về kiểu thức mà còn phong phú về chủ nhân. Không kể các di tích mộ chum Sa Huỳnh và những ngôi mộ theo chỉ định dân gian là mộ Hời, mộ Chàm, tại Hội An đã phát hiện những ngôi mộ thủy tổ tộc phái người Việt, trong đó có mộ thủy tổ tộc Trần ghi niên đại 1498, mộ thủy tổ tộc Lê con cháu Thái tổ Lê Lợi vào năm 1623, mộ có vị Chưởng Cơ, Cai Đội thời các chúa Nguyễn, mộ Thứ Phi và các tướng Tây Sơn, mộ các vị Thượng Thư, Tổng đốc triều Nguyễn... góp phần minh chứng về thời kỳ phát triển phồn vinh ở thương cảng Hội An là những ngôi mộ thương nhân, giáo sĩ, tăng sĩ nước ngoài hiện tồn tại địa phương. Đó là hàng trăm mộ cổ kiều dân và thương nhân Trung Hoa có niên đại xác định vào thế kỷ XVII - XVIII. Trong số này có thể kể mộ Cai phủ tàu Văn Huệ Hầu Khổng Thiên Như, Cai phủ tàu Ân Huệ Hầu Chu Kỳ Sơn, những người có công khai sáng Minh Hương xã tại Hội An giữa thế kỷ XVII, tháp mộ hòa thượng Minh Hải tổ khai sơn thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Đàng Trong vào thế kỷ XVII... Về kiều dân Nhật Bản đã tìm thấy mộ các ông Banjiro, Gusokukun, Tani Yajirobei, thương nhân Nhật sống ở Hội An về thế kỷ XVII. Ngoài ra còn phải kể đến một số thương nhân, các giáo sĩ nước ngoài khác chôn tại Hội An, những ngôi mộ mang phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa... Những ngôi mộ này mang dáng vẻ và phong cách riêng, góp phần làm phong phú đặc điểm kiến trúc của loại hình mộ cổ ở Hội An.
             Cũng cần lưu ý một điều, bên cạnh giá trị về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc, loại hình mộ cổ ở Hội An còn cung cấp những thông tin cần thiết cho ngành Folklo học nhất là về tập quán tang ma - tống táng của các thành phần cư dân Hội An xưa, về đặc điểm tống táng của giới thương nhân và tầng lớp thị dân ở Hội An nói riêng, xứ Quảng và cả nước nói chung.
Mộ phần bà Tâm Liên Đặng Tống Tịnh Nhơn (1931-1982) (bìa trái, dấu X) trong khuôn viên lăng mộ gia đình họ Đặng ngay phía sau chùa Trúc Lâm do hai người con Văn Đình Hữu và Văn Đặng Từ Nguyên phụng lập năm Nhâm Tuất (1982) 



Giao lưu, tiếp xúc văn hóa Nhật - Việt tại Hội An

Thứ tư - 11/09/2013 09:02
Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản
Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản
Mặc dầu hoạt động mậu dịch và việc cư trú của người Nhật tại Hội An diễn ra trong một thời gian ngắn và chấm dứt vào cuối thế kỷ XVII nhưng một số kết quả - hệ quả của quá trình này vẫn được bảo lưu bền bỉ, lâu dài tại Hội An trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể.
        Trên phương diện vật thể, thời gian gần đây, những bằng chứng về mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa Nhật - Việt, Việt - Nhật được tìm thấy ngày càng nhiều tại Hội An. Cùng với các nguồn tư liệu thư tịch, những bằng chứng vật thể này góp phần củng cố tính xác thực lịch sử về sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động mậu dịch do người Nhật tiến hành tại Hội An vào thế kỷ XVII. Trong đó, đáng kể hơn cả là sự phát hiện một số lượng lớn gốm sứ Hizen và các loại tiền đồng Nhật Bản có khung niên đại trùng với thời điểm phát triển thịnh vượng của phố Nhật tại Hội An.
Đồng thời với hoạt động mậu dịch là quá trình giao lưu - tiếp xúc văn hóa. Quá trình giao lưu này chắc hẳn đã có những tác động nhất định đến các mặt đời sống xã hội tại Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung. Đánh giá cho được thực tế, mức độ và tác động của quá trình này là việc làm cần thiết, góp phần làm rõ hơn các vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan đến quan hệ giao lưu Nhật - Việt, Việt - Nhật tại Hội An trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học thiết thực để xây dựng quan hệ này hiện nay và cả tương lai.
       Vào thế kỷ XVII, người Nhật đã được các chúa Nguyễn cho phép lập một khu cư trú ở Hội An. Khu cư trú này tài liệu của Nhật ghi là Nhật Bản đinh ( 日 本 町)(1). Chữ Đinh theo tiếng Nhật có nghĩa là phố xá. Năm 1640, trong bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật xuất hiện từ Nhật Bản dinh, Tùng bản dinh. Dù tổ chức hành chính của khu cư trú này như thế nào thì đây cũng là sự xuất hiện của một thiết chế mới có tính lịch sử. Vào thời điểm bấy giờ, dưới tác động của mạng lưới mậu dịch hàng hải quốc tế đang diễn ra nhộn nhịp ở khu vực Đông Nam Á, một số tụ điểm mậu dịch của người Bồ, Hà Lan đã mọc lên ở các nước bản địa bằng nhiều con đường, trong đó có con đường áp đặt hoặc chiếm cứ. Khu cư trú của Nhật kiều ở Hội An với vai trò là một tụ điểm trung chuyển mậu dịch không ra đời bằng các con đường trên. Trước hết, nó là sản phẩm do sự nỗ lực hợp tác trên lĩnh vực mậu dịch của chính quyền Việt, Nhật. Các bức thư trao đổi giữa các chúa Nguyễn và chính quyền Nhật Bản đã thể hiện rõ nỗ lực này. Vì vậy, có thể nói rằng, quá trình giao lưu văn hóa Nhật - Việt tại Hội An được khởi đầu một cách chủ động và thiện chí, xét từ cả hai phía. Chính đặc điểm này đã đem lại cho quá trình giao lưu văn hóa Nhật - Việt tại Hội An những sắc thái riêng, độc đáo.
Mặt khác, sự hình thành khu phố Nhật đã tạo nên những chuyển biến mới trong đời sống văn hóa tại địa phương. Đối với Đàng Trong nói chung, Hội An nói riêng, đây là sự ra đời - gia nhập của một kiểu tổ chức và quản lý hành chính mới, có những nét khác biệt so với cách thức quản lý truyền thống của các chúa Nguyễn. Những phác thảo trong bức "Giao chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ" cho thấy ở khu phố Nhật không có hàng rào bao bọc, lính canh và súng thần công như ở khu dinh trấn. Một dãy phố với những ngôi nhà gỗ khá quy mô nằm tiếp giáp với các vùng làng mạc cho thấy không gian của khu phố là không gian mở và không có các hình thức ngăn cách với các khu vực xung quanh.
        Trong “Hành trình và truyền giáo(2), linh mục Alexandre De Rhode cho biết tại Hội An có một khu vực buôn bán của Nhật kiều, do một người Nhật đứng đầu. Người đứng đầu này De Rhode gọi là “Gouuernuer” (nguyên bản tiếng La tinh).Không thấy De Rhode cũng như các tư liệu khác ghi chức tước kèm theo của nhân vật này, mặc dù, theo mô tả, ông ta giữ vai trò là một trưởng phố và rất có uy tín đối với chúa Nguyễn. Bia mộ của 3 thương nhân Nhật mất tại Hội An vào thế kỷ XVII, tư liệu về một số người Nhật khác có liên quan đến hoạt động mậu dịch tại Hội An trước đây đều không thấy ghi quan tước. Có thể người Nhật đã không tham gia vào bộ máy chính quyền của các chúa Nguyễn. Đây là điều khác biệt so với trường hợp một số Hoa kiều cùng thời - những người đã được ban tước hầu; làm đến chức cai phủ tàu trong bộ máy quan lại của chúa Nguyễn và những quan tước này được ghi rất rõ trong bia mộ của họ.
       Sự tồn tại của khu phố Nhật với kiểu quản lý mang tính tự trị như đã đề cập là một hiện tượng xã hội mới mẻ và điều này đã có tác động nhất định đến đời sống hàng ngày của cư dân địa phương. Tác động dễ thấy nhất diễn ra ở quan hệ hôn nhân - gia đình. Những cuộc hôn nhân Việt - Nhật đã được tác hợp. Những bà vợ Việt đã về chung sống với chồng trong khu phố Nhật và những bà vợ này đã giúp các ông chồng Nhật một cách đắc lực trong hoạt động mậu dịch. Việc họ đường hoàng đứng tên cùng các ông chồng Nhật giống như những gia đình Việt, Hoa khác trong bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật cho thấy từ thế kỷ XVII, quan hệ hôn nhân khác quốc tịch đã diễn ra khá tự nhiên ở phố Hội An. Tấm bia này cũng cho thấy những cuộc hôn nhân Nhật - Việt diễn ra phổ biến hơn các cuộc hôn nhân Nhật - Hoa, dù vào thời điểm bấy giờ khu phố của Hoa kiều cũng đã hình thành tại Hội An. Có thể xác định gốc Việt của các bà vợ thương nhân Nhật trong bia với các tên Nôm đặc trưng như Nước, Nụ, Mặn, Nở... Có những bà vợ Việt vẫn tiếp tục giữ liên lạc và làm tròn các việc hiếu hỉ đối với gia đình nhà chồng tại Nhật sau khi chồng mất, đến nỗi một nhà nghiên cứu Nhật Bản khi phát hiện việc này đã phải thốt lên "thực là một phụ nữ hết sức chu đáo"(3). Rất tiếc, cho đến nay, chúng ta chưa đủ điều kiện để xác định hậu duệ của các cuộc hôn nhân Nhật - Việt này, mặc dù chúng ta biết chắc rằng đã có những đứa con được ra đời dưới mái những gia đình Nhật - Việt tại phố Hội An. Trường hợp ông Ngô Thuận (quan), con của ông Kadoya Shichirobei và bà Nguyễn Thị Diệu Thái (4) là ví dụ.  Ngoài ra, ba bia mộ thương gia Nhật tại Hội An cũng cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề này. Nội dung bia cho biết chúng do các người con đứng lập cho cha với các từ xưng hô đối với người quá cố là "Khảo", "Hiển khảo" (5). Mặt khác, kiểu thức trình bày nội dung các bia mộ này không có gì khác so với các bia mộ Việt, trừ phần ghi nguyên quán ở góc trên bia. Bia mộ ông Banjiro (chữ Hán là Phan Nhị Lang)  có dòng chữ nhỏ bên trái ghi: "Hiếu nam Văn Công đồng phụng tự".Có thể hiểu đây là bia mộ do những người con trai tên là Văn, Công lập nên để thờ tự cha. Kết hợp nhiều nguồn tư liệu chúng ta không loại trừ khả năng những người con này là của một bà mẹ Việt lấy chồng Nhật. Ông này mất tại Hội An và những người con đã đứng ra làm mộ cho cha. Do tên của người này được ghi âm bằng chữ Hán là Phan Nhị Lang nên rất có thể những người con có tên trong bia sẽ lấy họ Phan. Hiện tượng dùng họ Việt ở một số hậu duệ Nhật - Việt là một thực tế cần lưu ý khi nghiên cứu quan hệ hôn nhân - gia đình tại Hội An.
        Giao lưu văn hóa Nhật - Việt, Việt - Nhật cũng diễn ra khá sâu sắc ở lĩnh vực tôn giáo - tín ngưỡng. Tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật cho thấy một số Nhật kiều ở Hội An đã theo đạo Phật với các đạo hiệu bắt đầu bằng chữ Đạo, Viên giống như người Việt. Kiểu có đạo hiệu giống nhau như thế này chứng tỏ họ cùng chung một đạo phái. Còn lại, những người Nhật khác ở Nhật Bổn dinh (Hội An) hoặc ở nước Nhật Bản có tên trong bia Phổ Đà cho thấy họ là những người sùng mộ đạo Phật và rất tín ngưỡng Quan Thế Âm Bồ Tát. Vì vậy, họ đã góp tiền của để xây dựng cảnh Phật Phổ Đà ở động Hoa Nghiêm - Non Nước. Phổ Đà chính là nơi tu đạo của bồ tát Quan Thế Âm, vị bồ tát chuyên cứu khổ cứu nạn, nhất là đối với những tai nạn trên biển. Nét tín ngưỡng này rất gần gũi với tín ngưỡng của cộng đồng người Việt tại Hội An.
 
        

         Việc phát triển đạo Thiên Chúa cũng được thực hiện thông qua quan hệ hôn nhân - gia đình ở khu phố Nhật tại Hội An. Bên cạnh những thương nhân Nhật theo đạo Phật còn có một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa. Tư liệu của linh mục Alexandre De Rhode cho biết, tại phố Nhật (Hội An) có một số thương nhân Nhật theo đạo Thiên Chúa lấy những bà vợ bản xứ không có đạo. Việc thuyết phục các bà này từ bỏ tín ngưỡng của mình để theo đạo là một việc làm không phải dễ dàng. Các ông chồng Nhật đã phải nhờ vào các giáo sĩ. De Rhode ghi: "Tàu Tây (Tây Ban Nha - ND) đã trẩy đi rồi thì tôi mừng lễ phục sinh trong tỉnh Quảng Nam, có rất đông giáo dân đến làm nhiệm vụ trong những ngày thánh. Từ đó tôi trở lại thành phố người Nhật gọi là Hội An (nguyên bản ghi Faifo). Ở đây Inhaxu rất thành công trong việc làm cho mấy người lương dân lấy chồng người Nhật có đạo. Những ông chồng này không sao làm cho các bà bỏ dị đoan được. Trong ít ngày Inhaxu đã thành công"(6). Dù chưa đủ tư liệu để tìm hiểu kỹ quá trình giao lưu Nhật - Việt ở lĩnh vực tôn giáo - tín ngưỡng tại Hội An vào thế kỷ XVII nhưng qua một số thông tin ít ỏi ở trên chúng ta có thể hình dung được phần nào mức độ và qui mô của quá trình này. Sự ảnh hưởng qua lại - hai chiều về tôn giáo - tín ngưỡng trong các gia đình Nhật - Việt là một thực tế lịch sử. Một số thương nhân Nhật đã chịu ảnh hưởng của các bà vợ bản xứ về tôn giáo - tín ngưỡng và ngược lại. Tư liệu cũng cho thấy quá trình này diễn ra một cách êm thấm, tự nhiên, không cưỡng ép.
        Quá trình trao đổi hàng hóa cũng chính là quá trình trao đổi sản phẩm văn hóa, trao đổi kinh nghiệm và công nghệ. Điều này đã được phản ánh trong các nguồn tư liệu thư tịch và thư địa. Những bức thư giao hảo giữa chính quyền Nhật Bản và các Chúa Nguyễn thường ghi các sản vật quý mà hai bên tặng nhau, vừa để tỏ tình thân mật vừa để giới thiệu mặt hàng. Ghi chép của Nakashima Enju cho biết, vào đầu thế kỷ XVII, Chaya Shinrokuro đã đến Đàng Trong và dâng tặng Chúa Nguyễn áo ngũ sắc Nhật Bản. Chúa Nguyễn đã tặng lại một bức tượng Quan Âm tạc theo kiểu Ấn Độ. Bức vẽ của pho tượng này hiện lưu giữu tại chùa Jomyo (Nagova). Chaya ShinroKuro cũng đã từ Đàng Trong mang về Nhật một chú voi con. Bức tranh vẽ nơi cột chú voi này hiện vẫn còn ở Nhật(7). Từ Hội An, Đàng Trong, các thương nhân Nhật đã tiếp thu được một số kinh nghiệm và kỹ thuật ngành nghề của cư dân địa phương. Những kinh nghiệm và kỹ thuật này chắc chắn đã được vận dụng ở Nhật. Tại Isei Matsusaka, quê hương của thương nhân Kodoya Shichirobei, người mà chúng ta đã đề cập ở trên, hiện có một xưởng dệt vải bằng sợi bông khổ hẹp, công nghệ được mang về từ Việt Nam(8).
        Do trải qua thời gian hơn 300 năm, kể từ khi phố Nhật ở Hội An ngưng hoạt động, các bằng chứng về quan hệ giao lưu - trao đổi kinh nghiệm, công nghệ Nhật - Việt tại Hội An đã chìm sâu vào ký ức của cư dân địa phương. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng đã may mắn tìm thấy một ít vết tích về chúng. Một  bài vè dùng để hát ru con hoặc để trẻ em địa phương hát trong lúc vui chơi
 

còn lưu giữ một đoạn phản ảnh thực tế về sự có mặt của các mặt hàng Nhật Bản tại Hội An trước đây:
"Hàng trầu hàng cau, là hàng con gái,
Hàng bánh hàng trái, là hàng bà già,
Hàng bông hàng hoa, là hàng Nhựt Bổn ..."
        Thích Đại Sán đến Hội An vào năm 1695, là lúc phố Nhật đã suy tàn, nhưng theo như ghi chép, vẫn có người đem đến biếu ông "một ít rau cải Nhật Bản"(9). Chúng tôi chưa xác định được đó là loại rau gì, nhưng chắc chắn nó có nguồn gốc Nhật Bản và được gieo trồng ở Hội An.
        Tư liệu dân gian tại địa phương còn cho biết sự có mặt của loại "tương Nhật Bản". Đó là một loại tương phân biệt với tương Tàu (Trung Hoa), tương Ta (Việt). Các nhân chứng cao tuổi cho biết, loại tương này làm bằng đậu nành, nếp, muối. Mỗi lần làm khoảng 2 lít nước, không làm thành từng vại lớn. Khi ăn tương có mùi thơm, các hạt đậu cong, không nát.
        Kết quả điều tra tư liệu dân gian cũng đã cho thấy hiện nay tại địa phương vẫn còn dùng tên gọi "trính Nhựt" để chỉ một kết cấu kiến trúc trong các ngôi nhà cổ Hội An. Tên gọi này do Nguyễn Bạt Tụy ghi lại đầu tiên trong bài khảo cứu "Những ngôi nhà xưa ở Quảng Nam" năm 1961(10). Kiểm tra tính xác thực của thông tin trên, chúng tôi đã dùng phiếu điều tra để phỏng vấn các thợ mộc cao tuổi tại địa phương. Chín trên mười lăm nhân chứng đã dùng tên gọi "trính Nhựt" hoặc "trính Nhựt Bổn" để chỉ cho cùng một kết cấu kiến trúc do chúng tôi đưa ra. Dù đó có phải là kết cấu mang đặc trưng phong cách kiến trúc Nhật hay không thì cách gọi như vậy cũng rất có ý nghĩa về giao lưu văn hóa, giao lưu công nghệ - kỹ thuật. Có thể đó là một kết cấu kiến trúc được người Nhật sử dụng rộng rãi tại Hội An trước đây và cư dân Hội An đã tiếp thu trực tiếp nó từ người Nhật.
         Dấu ấn của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Nhật - Việt cũng được khắc họa rõ nét ở các ngôi mộ thương nhân Nhật tại Hội An. Dù khác quốc tịch nhưng các ngôi mộ này giống hệt mộ của cư dân địa phương cùng thời với chất liệu vôi hợp chất, nấm mộ hình yên ngựa ở giữa, quynh kiểu tay ngai bao quanh bên ngoài. Về bia mộ, như đã nói, chúng có hình dáng, chất liệu, cách bố trí nội dung tương tự với bia mộ Việt. Số lượng chữ trong các bia này cũng có điểm đáng lưu ý với hai bia có số lượng chữ của dòng chữ giữa là 7, bia còn lại là 11. Khảo sát các bia mộ của cư dân địa phương cùng thời chúng tôi thấy rằng, số lượng chữ của dòng giữa phổ biến là 7, 11, 15…đối với người quá cố là nam và 8, 12, 16… nếu là nữ. Ở đây có sự giống nhau về số lượng chữ giữa 3 bia mộ Nhật với các bia mộ cùng đối tượng của người Việt. Sự giống nhau này, theo chúng tôi không phải là ngẫu nhiên. Dường như chúng được khắc theo một quy định nào đó liên quan đến tục dựng bia mộ với số lượng chữ của dòng chính là 3 + N4 đối với nam và 4 - N1 đối với nữ (N có thể là 1, 2, 3, 4 hoặc 5).
         Phủi lớp bụi thời gian hơn 300 năm, chúng tôi may mắn tìm thấy một số dấu tích, di tích vật thể, phi vật thể liên quan đến việc cư trú của người Nhật và quan hệ giao lưu với Nhật - Việt, Việt - Nhật hiện đang được bảo lưu tại địa phương. Cùng với các nguồn tư liệu khác, các dấu tích, di tích này góp phần minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của thương cảng Hội An trong quá khứ, đặc biệt là hoạt động giao lưu - hội nhập văn hóa. Chúng đồng thời cũng cho thấy rằng, do được xây dựng trên nền tảng hữu nghị và thiện chí, nên quan hệ giao lưu - hội nhập văn hóa Nhật - Việt đã thực sự trở thành là một động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tại chỗ phát triển, đã để lại những dấu ấn đậm nét, góp phần làm phong phú diện mạo và định hình tính độc đáo về văn hóa của vùng đất Hội An.
                                                                              
         Chú thích:
(1)  Theo bức "Giao chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ" hiện lưu trữ ở đền Jomyo thành phố Nagoyo, Nhật Bản.
(2) Alexandre De Rhode - hành trình và truyền giáo, bản tiếng Việt, Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1994, tr 90,91.
(3) Ogura Sadao - Người Nhật thời Châu Ấn thuyền, Tokyo, 1985, tr 97.
(4)   Xem bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật đã dẫn.
(5)  Là một từ gốc Hán được người Việt sử dụng rộng rãi để chỉ người cha đã quá cố.
(6)   Alexandre De Rhode, Sđd, tr. 183
(7),  (8)   Dẫn theo Nguyễn Đình An, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8/1998. tr57
(9)  Thích Đại Sán - Hải ngoại kỷ sự, UB phiên dịch, Viện Đại học Huế xuất bản, 1963, tr. 169
(10)  Bài đã dẫn, Tạp chí văn hóa Nguyệt san số 60, Sài Gòn xuất bản tháng 5/1981.




Mộ phần soạn giả Nhị Kiều tại nghĩa trang Bình Dương. Ảnh: Lê Minh

Đường Nghệ Sĩ


Có một con đường, tuy không có trên Google maps, nhưng ược nhiều người biết đến: Đường Nghệ Sĩ. Con đường này nằm trong Nghĩa Trang Công Viên Bình Dương, tọa lạc tại ấp 1B, Xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương (giờ được đổi tên là Hoa Viên Nghĩa Trang rồi). "Tham vọng" của BGĐ NT là quy tụ các nghệ sĩ mọi miền về đây yên nghỉ. Tất nhiên không phải ai cũng muốn về đây, nên giờ vẫn còn khá ít.


19/5 năm nay, nghe đài nói về dòng người lũ lượt về lăng viếng bác Hồ thấy mà ham. Tôi ở xa quá, thôi thì viếng người không quen vậy. Dù sao, họ cũng dã góp phần làm đẹp cho đời.


Tôi đến hvnt vào đúng...12 giờ trưa. Nghĩa trang vắng tanh, chỉ lác đác vài anh bảo vệ. Tuy nhiên, cảnh quan ở đây cũng không đến nỗi âm u lắm. Trái lại, nhìn giống như công viên hơn: các ngôi mộ nằm giữa mấy chòm cây, nhìn đỡ trơ trọi hơn.


- Ông già nam bộ: Sơn Nam.


Cuối năm lớp 6 (1973), trong mớ sách vở lãnh thưởng cuối năm của tôi có 2 quyển sách của ông: Hương rừng Cà Mau & Lịch sử khẩn hoang miền nam. Cuốn lskhmn thì thật tình tôi chỉ đọc lướt qua, vì với tuổi của tôi hồi đó làm sao tiêu hóa nổi cuốn sách nặng về nghiên cứu này. Chỉ có vụ đồng Nọc Nạn là nhớ hơi chi tiết chút xíu: nhớ bài vè có câu: "chín người đổi một thằng tây", nhớ anh Mười Chức, cô Út Trong...còn các chi tiết khác thì quên sạch!
Cuốn "Hương rừng Cà Mau" thì rất thích. Đọc tập truyện ngắn đó, tưởng tượng ra một vùng hoang vu, toàn đỉa vắt muỗi mòng, rắn rít và cá sấu... Tưởng tượng ra những con người nam bộ gan dạ liều lĩnh, nhưng lại bình dị và thủy chung. Xúc động nhất có lẽ là truyện ngắn "Cây huê xà" với kết cục thật bi thảm: đôi trẻ vĩnh viễn xa nhau vì lòng đố kỵ của người lớn!




Nằm ở vị trí "đắc địa" nhất ở NT (ngay đầu đường), ngôi mộ ông nhìn thật mát mắt, cây xanh được chăm chút cẩn thận. Phải nói là ông Sơn Nam được nhiều ưu ái của NT. Mà cũng phải thôi, với một người có công lớn với lịch sử hình thành nam bộ, sự đền đáp đó cũng công bằng.


Thư của con gái ông, mong ông an nghỉ tại nơi không phải quê mình.


- Nhạc sĩ Văn Còn:


Thú thật, tôi không biết nhiều về ông, ngoài việc biết ông đã từng dạy đàn ca tài tử ở 1 căn nhà dốc cầu Ông Đành (tx Thủ Dầu Một) hồi trước giải phóng. Lúc đó, tôi đi ngang ngày 2 lần. Chiều chiều, các anh chị tập trung đàn hát rôm rả lắm. 






- Soạn giả Nhị Kiều:






Thành tích của bà thật đáng nể:
tiểu sử của soạn giả Nhị Kiều


- Đạo diễn Huỳnh Phúc Điền:




Tôi biết anh này nhờ... Thu Phương: trong bài hát "Dòng sông lơ đãng" đoạn cuối không biết có phải do "lơ đãng" hay sao mà TP... chìm luôn xuống nước, bọt sủi ọc ọc(!?) cùng với hàng chữ: "đd HPĐ"! Hic, sau này xem nhiều clip ca nhạc khác mang dấu ấn của anh, rất "quái", nhưng mà hay!


Sống đã "quái" thế nào, thì chết cũng "quái" không kém. Ngôi mộ của anh chỉ là 1 tấm đá hoa cương méo xẹo méo xọ. Nếu không có cái mặt trên nhẵn bóng như gương, chắc nhiều người tưởng nhầm tấm đá này vừa "chôm" ở đâu đó vứt đại ra đây! Đúng chất Huỳnh Phúc Điền luôn!


- Xin trả lại thời gian: Thanh Sơn


Thật tình, mục đích viếng NT của tôi hôm đó là đi thăm ông này. Tôi hâm mộ những bài hát của ông, bài nào cũng thích. Tiếc là hôm đưa ông an táng, tôi không đi được. Nay nhất định phải đi thăm ông, tặng ông cành hoa mà (có lẽ) ông thích nhất.
Cơ khổ, mộ ông chưa xây xong. Ác cái là có tới 2 cái nằm cạnh nhau, chả cái nào có tên. Chạy ra ngoài hỏi anh bảo vệ, anh chỉ là 1 trong 2 cái đó!
Thôi thì cái nào cũng được. Quý là ở tấm lòng thôi. Nếu có... nhầm mộ, chắc ông cũng thông cảm:




"... Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
 mỗi lần hè thêm kỷ niệm
 Người xưa biết đâu mà tìm..."


Hẹn ông tháng sau, con sẽ đến thăm ông, ông ơi!
(mà tới đó chắc hoa phượng tàn hết rồi...)




Bia và mộ cha Trần Lục an vị trước nhà thờ chính tòa
Chiếc bình gốm cổ có hình đầu gà, được cho là rất đặc biệt và đẹp nhất. Hai ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Ciputra.


ất ngờ khẳng định hai ngôi mộ ở Ciputra hoàn toàn thuần Việt!
 
Bất ngờ khẳng định hai ngôi mộ ở Ciputra hoàn toàn thuần Việt!  “Hai ngôi mộ cổ và giếng cổ thu được thuộc thế kỷ thứ 5- 6, giếng cổ thuộc thế kỷ 9-10 hoàn toàn mang yếu tố Việt, không phải là thời Lục Triều, càng không phải của người Trung Quốc” –TS. Phạm Quốc Quân- Ủy viên hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia vừa cho Phunutoday biết.

Chiều qua 21/4, công việc khai quật 2 ngôi mộ cổ, giếng cổ đã phải tạm dừng, những nhận định ban đầu cho rằng 2 ngôi mộ cổ đó thuộc niên đại Lục Triều, có yếu tố Trung Quốc… đã được TS.Phạm Hồng Quân - Ủy viên Hội đồng Giám định Quốc gia hoàn toàn bác bỏ.




PGS.TS Nguyễn Lân Cường đưa chiếc bình cổ hình đầu gà từ ngôi mộ ra. Đây là chiếc bình đẹp nhất được tìm thấy.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường đưa chiếc bình cổ hình đầu gà từ ngôi mộ ra. Đây là chiếc bình đẹp nhất được tìm thấy.

Việc  lưu giữ và phát huy tại chỗ hay di dời về bảo tàng trưng bày đang đợi kết quả của buổi họp của Ủy ban thành phố Hà Nội vào sáng 22/4.

-Thưa ông, ông có thể cho biết về giá trị lịch sử, văn hóa, cấu trúc  và niên đại của những cổ vật thu được từ 2 ngôi mộ cổ tại Ciputra?

TS. Phạm Quốc Quân- Ủy viên hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia:Căn cứ những hiện vật thu được chúng tôi kết luận những hiện vật này thuộc thế kỷ thứ 5-6 đây là thời kỳ Việt Nam có sự giao thoa văn hóa với những vùng đất phía nam của Trung Quốc. Về cấu trúc mộ, kết cấu mộ, những viên gạch có ảnh hưởng lẫn nhau từ sự giao thoa ấy.

Sự xuất hiện những ngôi mộ và giếng cổ xung quanh khu vực này cũng chứng tỏ đây là thuộc thời kỳ Đại La, khu vực này là nơi cư trú của những người dân ven Đại La vào thế kỷ thứ 5-6, nó là những ngôi làng, khu mộ chôn cất của những ngôi làng đó. Điều này chứng tỏ vào thời kỳ này dân cư cư trú rất đông đúc, nó là cơ sở, đủ điều kiện để  phát triển ra thành Thăng long sau  này. Đây được gọi là giai đoạn tiền Thăng Long căn cứ trên cở những vật chất, ánh sáng thu được từ 2 ngôi mộ và giếng cổ thu được tại đây.
Về cấu trúc của ngôi mộ thì nó hoàn toàn khác lạ với cấu trúc các ngôi mộ ở chính quốc TQ. Trước đây người ta cho rằng nó ảnh hưởng bởi các ngôi mộ của TQ, chủ nhân là người TQ, nhưng với những khóa đặt trên vòm cuốn, cấu trúc quy mô mộ nhỏ nó chứng minh là mộ của người Việt đã ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa của vùng đất rộng lớn phía Nam Trung Quốc.

Trong những cổ vật tìm được ở 2 ngôi mộ đó thì cổ vật nào có giá trị đặc biệt nhất? Giá trị lịch sử của chúng như thế nào?

TS Phạm Quốc Quân: Trong số những cổ vật đó thì có chiếc bình cổ hình đầu gà trong ngôi mộ nhỏ là rất đặc biệt, rất đẹp. Trong tất cả bộ sưu tập đó cả mộ cổ, giếng cổ thì ban đầu người ta cho rằng đó là bộ sưu tập Hán -  Việt, của người Hán, thời Đường hay là của thời Lục Triều nhưng đến giờ thì bằng những chứng tích có thể khẳng định toàn bộ cổ vật được tìm thấy này hoàn toàn là của người Việt. 2 ngôi mộ và toàn bộ hiện vật thuộc thế kỷ thứ 5 -6, giếng cổ thuộc thế kỷ 7-8.

- Theo ông việc bảo vệ, lưu giữ những cổ vật này nên để tại chỗ trưng bày hay là di chuyển toàn bộ chúng về bảo tàng Hà Nội?

TS Phạm Quốc Quân: Trên thế giới, các nước phát triển thì họ thường sự dụng phương pháp trưng bày tại chỗ và được xây thành khu bảo vệ để người dân được tham quan chiêm ngưỡng và tìm hiểu lịch sử văn hóa. Cụ thể như bên Vân Nam Trung Quốc họ cũng đã xây những khu bảo tồn tại chỗ. Nếu có điều kiện phát huy tại chỗ giá trị của chúng là tốt nhất.

Phương án thứ 2 nữa chúng tôi cũng đang định đưa ra bàn vào cuộc họp sáng mai 22/4 để đề xuất đưa toàn bộ cổ vật thu được về một bảo tàng nào đó để trưng bày ngoài trời. Còn phương án phát huy bảo vệ tại chỗ thì không được khả thi lắm vì nó còn liên qua nhiều đến những vấn đề khu đất, kinh phí và nhiều điều kiện đồng bộ.

-Vậy đã có đơn vị nào, cá nhân nào tham gia vào việc lưu giữ, trưng bày những cổ vật trên, thưa ông?

TS Phạm Quốc Quân:
 Theo Luật Di sản Văn hóa thì các cổ vật tìm thấy ở địa phương nào thì địa phương đó quản lý và phát huy tác dụng, tất nhiên thì nó sẽ thuộc về các đơn vị của Hà Nội quản lý thôi, nhưng việc đưa vào bảo tàng nào thì còn phải chờ ý kiến của Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên Phunutoday, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho rằng chủ nhân của 2 ngôi mộ cổ đó 95% là của người Trung Quốc, 5% là của những người Việt giàu có. Ông cũng tiên đoán những cổ vật thu được thuộc niên đại Lục Triều. “Cả 2 ngôi mộ đều không hề có dấu vết của gỗ quan tài và xương cốt người. Có khả năng đã bị tiêu hết. Dựa vào cấu trúc mộ, các hiện vật chôn theo có khả năng ngôi mộ 1 có niên đại sớm hơn ngôi mộ 2 một chút nhưng đều thuộc thời Lục Triều có niên đại khoảng thứ 4 đến thứ 6.”- trích bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Cường trên báo Thể thao văn hóa.
·         Thu Linh (thực hiện)
·         (Phunutoday)
Bình gốm cổ được tìm thấy trông 2 ngôi mộ cổ.
Cách 2 ngôi mộ cổ khoảng 100m, đơn vị thi công cũng bất ngờ phát hiện một kiến trúc mới, một chiếc giếng cổ giống như các giếng cổ được phát hiện trong Hoàng thành Thăng Long.
Chiếc bình gốm cổ có hình đầu gà, được cho là rất đặc biệt và đẹp nhất.
Hai ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Ciputra.
Hạt chuỗi bằng thủy tinh.
Những hạt thóc cổ, gạo cháy được tìm thấy trong hai ngôi mộ cổ.
Những viên gạch trong mộ cổ có hoa văn Trám lồng và hoa văn đồng tiền.
Cuối năm 1941, sau khi ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã đi khắp quê hương Nam Đàn tìm nơi có phong cảnh đẹp để an táng hài cốt của ...









































Nhận xét