Giữa thiên nhiên tươi đẹp và ngàn hoa khoe sắc, du khách còn có dịp trải nghiệm ẩm thực đặc sắc - kết tinh của bàn tay lao động cần cù, tình người nồng hậu và một nền văn hóa độc đáo, không pha trộn của đất trời Tây Bắc.
Là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì... Tây Bắc nổi tiếng với những món ăn truyền thống, đặc sắc. Không giống như người miền xuôi, người Tây Bắc thích thưởng thức ẩm thực trong không gian cộng đồng tại các lễ hội, chợ phiên, đặc biệt là vào ngày Tết. Dịp này, những đầu bếp khéo tay nhiều kinh nghiệm sẽ trổ tài khoản đãi khách phương xa và người bản xứ vô số món ăn dân tộc tuyệt vời với những gia vị độc đáo riêng có của vùng Tây Bắc.
Đi chợ phiên ngày xuân, nơi đặt các chảo thắng cố luôn nổi bật và nhộn nhịp hơn cả. Còn gì ấm áp hơn khi ngồi quanh chảo thắng cố nghi ngút khói, nấu bằng thịt ngựa, trâu và nội tạng với 8 loại gia vị đặc biệt và nhấm nháp chén rượu Sán Lùng để cảm nhận trọn vẹn mùi thảo mộc của núi rừng, vị ngọt của mầm lúa và cảm giác nồng ấm lan tỏa trong vị giác. Người dân tộc cũng thích thưởng thức đặc sản từ thịt trâu như: thịt trâu khô, món lạp, da trâu nấu canh bon, nậm pịa, đuôi trâu… có mùi vị rất riêng.
Đến Sapa, ai cũng mê món đọt su su luộc, ngọt mềm, xanh mướt, ăn hoài không ngán. Thịt lợn cắp nách nướng là một sự mời gọi không thể chối từ. Lợn chỉ hơn chục cân, nuôi thả rong nên thịt săn chắc, không mỡ. Trong tiết trời lạnh, khách phương xa thích ngồi bên bếp than hồng nướng từng xiên thịt lợn, thịt trâu, thịt gà hay khoai, bắp… tỏa hương thơm lôi cuốn.
Món cá nướng (pà pỉnh tộp) thơm ngon cũng không thể bỏ qua. Cá chép, mè, trôi… khoảng 1 cân, rửa sạch, mổ sạch ruột rồi xoa muối rang, nhồi vào bụng cá một ít mắc khén (loại quả mọc nhiều trên nương có vị cay, thơm), ớt tươi, hành tỏi, rau thơm, rau mùi, sau đó dùng que xiên nướng trên than hồng. Kiểu nướng này giúp cá chín đều, thịt trắng ngà quyện với gia vị thơm phức… không gì cưỡng nổi. Thịt nướng hay cá nướng phải chấm với bát “chẩm chéo” mới thực sự tròn vị và đúng kiểu. Đây là loại nước chấm đặc sắc, được chế biến từ riềng tươi, ớt khô nướng, tỏi, rau mùi, mắc khén cho vào cối giã nhuyễn, thêm chút nước đánh đều rất ngon.
Ăn kèm với cá và thịt nướng là xôi nếp nương dẻo mềm, thơm ngậy. Đặc biệt, mỗi độ Tết đến, người Thái thường làm xôi ngũ sắc - món ăn hội tụ ý nghĩa về vũ trụ, triết lý âm dương. Lá rừng để nhuộm màu xanh - đỏ - tím - vàng được chọn kỹ, không quá non hay quá già. Sau khi ngâm trong nước màu 10 tiếng, người ta mang gạo nếp đồ trong chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu. Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội đều không dính, trình bày với 5 màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng rất đẹp.
Một món ăn mang đậm hương vị núi rừng đã “hút hồn” du khách chính là cơm lam, chứa đựng mối giao tình của hạt gạo, nước lửa và ống nứa non. Hạt cơm thơm dẻo, nứa non ngọt dịu, nước suối đầu nguồn mát lành… tạo nên tinh túy của món ăn nổi tiếng bậc nhất vùng Tây Bắc. Đầu xuân, cũng là lúc bữa cơm gia đình người Tây Bắc không thể thiếu món măng đắng. Dù luộc chấm muối ớt hoặc với mẻ, xào hay nướng trên than hồng, chấm muối ớt đều rất ngon.
Ngược lên thảo nguyên Mộc Châu, đừng quên thưởng thức ly sữa tươi ngon bổ dưỡng hay món bê chao ướp sả, gừng, gia vị béo mềm mà không ngấy, rau cải mèo ngòn ngọt hay vị chè Shan Tuyết thơm lừng… sẽ giúp bạn cảm nhận rõ rệt hơn sự tươi mát của mùa xuân. Đặc biệt, khoai sọ Mán có màu vàng ươm, hấp, chiên hay hầm xương đều có mùi thơm phưng phức, rất bở và đậm đà.
Ngược lên thảo nguyên Mộc Châu, đừng quên thưởng thức ly sữa tươi ngon bổ dưỡng hay món bê chao ướp sả, gừng, gia vị béo mềm mà không ngấy, rau cải mèo ngòn ngọt hay vị chè Shan Tuyết thơm lừng… sẽ giúp bạn cảm nhận rõ rệt hơn sự tươi mát của mùa xuân. Đặc biệt, khoai sọ Mán có màu vàng ươm, hấp, chiên hay hầm xương đều có mùi thơm phưng phức, rất bở và đậm đà.
Đây cũng là thời điểm những mầm non hoa ban vừa nhú trên vùng đất lịch sử Điện Biên mang tặng cho du khách món búp ban muối chua – riêng có ở vùng Tây Bắc. Món này ăn cùng với cá sông Nậm Rốn kho quả thật rất ngon. Những búp non ấy còn dùng để chế biến món canh rau xanh biếc, dậy mùi thơm ngai ngái. Giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái với các món xào, nộm, nấu canh, nhồi cá, nhồi thịt gà nướng… thơm ngát hương hoa không ngừng mời gọi bạn.
Trong văn hóa người Thái, rượu là thức uống không thể thiếu trong đời sống thường nhật cũng như ngày lễ hội. Bởi thế, họ nói có câu: “Pay kin pa, má kin lảu” (đi ăn cá, về uống rượu). Họ có nhiều loại độc đáo như: Lảu xiêu (rượu chưng cất theo lối thông thường), Lảu xam xiêu (rượu chưng cất ba lần), Lảu vạng (rượu cái), Lảu xá chút (rượu cần)… từ các loại củ, hạt có tinh bột trộn với men tự chế, rồi ủ theo cách thức đặc biệt.
Trong cuộc rượu ngày xuân, bao giờ cũng có “khắp mơi lảu” (hát mời rượu). Chủ hát mời, khách hát đáp lại, mọi người hò theo vui vẻ. Văn hóa uống rượu ngày xuân còn thăng hoa trong điệu xòe “Khắm khăn mơi lảu” (nâng khăn mời rượu) của các cô gái duyên dáng trong trang phục truyền thống, khăn piêu khiến du khách ngất ngây trong men say cùng đất trời xuân Tây Bắc./.
Trong cuộc rượu ngày xuân, bao giờ cũng có “khắp mơi lảu” (hát mời rượu). Chủ hát mời, khách hát đáp lại, mọi người hò theo vui vẻ. Văn hóa uống rượu ngày xuân còn thăng hoa trong điệu xòe “Khắm khăn mơi lảu” (nâng khăn mời rượu) của các cô gái duyên dáng trong trang phục truyền thống, khăn piêu khiến du khách ngất ngây trong men say cùng đất trời xuân Tây Bắc./.
Nhà sàn của người Thái - "hướn hạn phủ táy" là một công trình kiến trúc tài hoa, hoà đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hoá đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.
Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc:
Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng.
Người Thái có câu: "Khửn song phái/ cái song đay" - tức là mở hai cửa/ đi hai thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang quản". "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía.
Cầu thang dành riêng cho nam giới - "tang quản" ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.
Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - "Chík pháy". Bếp lửa phía "tang quản"dành cho người già, bếp chính ở phía "tang chan" dành cho nữ giới và những công việc nội trợ. Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới gọi là "quản". Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên - "hỏng hóng" và cột thiêng - "sau hẹ". Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - "sam huống khẩu"và ba nhánh rau thì là - "sam hóm chík"... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên - địa - nhân.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: "hướn đi tẳng cang tèn/ hướn én tẳng cang vên/ lốm luông pặt bấu chại/ lốm hại pặt bấu pay" - nghĩa là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ nhà đẹp dựng giữa mường/ gió to thổi không xiêu/ bão lớn không lay động.
Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, trên "khau cút" của nhà người Thái đen."Khau cút" vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ vân én/ mái nhà xén bằng dui - "khau cút tẻm lai bua/ sinh dua tẻm lai én/ nhả ca bén tin con", đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc.
"Khau cút"là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc - "tiêu bôn", trước hết để chắn gió - "pảy lốm" cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên "khau cút". Giải thích về biểu tượng "khau cút" có nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột - "cút lo ngong" có nhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em luôn nhớ về nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình "khau cút"trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anh em, bản mường yêu dấu.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - "tô ngựa", linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, hoạ tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban - "bók ban", búp cây guột - "cút lo ngong"… Nhà sàn người Thái trắng - "Táy khao" thường có lan can xung quanh hoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là nơi hội tụ những giá trị vật chất và tinh thần:
Đây là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần đã trở thành truyền thống tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.
Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần gia đình họ tộc quây quần nghe người già hát, ngâm, kể - "khắp" những điều răn dạy về đạo lý làm người - "Quámk son cốn", Chuyện bản mường - "Quámk tố mướng", Bước đường chinh chiến của cha ông -"Táy púk sấc", Tiễn dặn người yêu - "Xống chụ xon xao", cùng nồng say trong các điệu "xoè" ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cưới, ngày xuân.
Nhàn sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí, con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa... đã được khái quát trong câu thơ: Trai biết đan chài/ gái biết dệt vải - "nhinh hụ tháp phải/ trái hụ san he".
Các bản Thái thường quần tụ ven suối chân đồi theo tiêu chí: “sơn chầu thủy tụ”. Những ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió đồng, lách cách tiếng thoi đưa, đâu đây da diết một điệu khèn câu khắp, lốc cốc tiếng mõ trâu đàn về bản. Tất cả làm nên một vẻ đẹp trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thuỷ, dân dã nguyên sơ của một nền văn hoá.
Nhận xét
Đăng nhận xét