Độc đáo kiến trúc Nhà Rông Tây Nguyên


 - Ẩm thực truyền thống mùa lễ tết của người Tây Nguyên đã trở thành đặc sản có sức hấp dẫn, thu hút và mời gọi du khách cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mỗi dịp xuân về tết đến.

Không như người Kinh ăn tết cổ truyền vào tháng giêng âm lịch, các dân tộc ở Tây Nguyên thường ăn tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và mùa khô, đây là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo trong năm và cũng là thời điểm tốt nhất để tổ chức các lễ hội tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa gieo hạt mới được mưa thuận gió hòa, lúa bắp đầy nương.
Hình ảnh Ẩm thực ngày lễ tết của người Tây Nguyên số 1
Cơm lam, thịt nướng trong mùa lễ hội
Hàng năm, vào khoảng tháng ba hoặc tháng tư dương lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã đổ đầy gùi, các công việc đồng áng được gác lại thì người Tây Nguyên bắt đầu vào mùa nghỉ ngơi và chuẩn bị ăn tết riêng của mình.
Không như người Kinh ăn tết cổ truyền vào tháng giêng âm lịch, các dân tộc ở Tây Nguyên thường ăn tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và mùa khô, đây là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo trong năm và cũng là thời điểm tốt nhất để tổ chức các lễ hội tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa gieo hạt mới được mưa thuận gió hòa, lúa bắp đầy nương.
Để chuẩn bị vật phẩm cúng tế thần linh trong những ngày lễ tết, ngay trong mùa vụ, đồng bào thường chọn ra những khoảng ruộng riêng để gieo cấy lúa gạo và nuôi nhốt riêng một số gia súc, gia cầm làm thực phẩm dành riêng cho những ngày này.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, những vật phẩm dùng để tế lễ phải là thực phẩm được nuôi trồng và chăm sóc cẩn thận, đồng thời là những thực phẩm ngon nhất, đẹp nhất và sạch sẽ nhất. Có như vậy khi lễ vật đựơc dâng lên thì thần linh mới chứng giám và ban cho họ một cuộc sống yên ổn, sức khỏe dồi dào, làng buôn no ấm. Vì vậy, ẩm thực luôn là mối quan tâm hàng đầu và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc ở Tây nguyên trong mùa lễ tết.
Có thể thấy nhiều món ăn truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng được thực hiện trong dịp này. Tuy nhiên, đối với đồng bào Tây nguyên, thức ăn phổ biến vẫn là cơm thịt và rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tùy từng phong tục, tập quán và khẩu vị của mỗi dân tộc.
Cơm lam được sử dụng phổ biến và được coi là món ăn truyền thống thay thế các loại bánh trong ngày lễ tết, và được ví như bánh chưng, bánh tét của người Kinh. Là một loại cơm được nấu trong ống nứa nên gạo được chọn để nấu cơm lam thường là gạo nếp. Cơm lam được nấu theo cách thức gạo vo sạch, ngâm trong nước một đêm rồi đổ vào trong những ống nứa dài. Ống nứa đựng gạo là những ống có độ tuổi vừa phải, lòng ống mềm, bên trong chứa nhiều nước ngọt để khi nướng lên, gạo sẽ được hấp hơi nước trong ống mà chín.
Nấu cơm lam cũng là một công đoạn đòi hỏi có kỹ thuật. Để cơm không cháy và chín đều, khi nướng lửa than phải thật hồng, ống cơm luôn được trở đều tay cho đến khi vỏ nứa khô, sem sém, mở đầu ống nứa, thoảng mùi thơm của nếp thì cơm đã chín. Ống cơm khi đã thành phẩm chỉ cần dùng tay bật nhẹ, thân ống sẽ tách rời ra, hé lộ bên trong lớp màng trắng mỏng của vỏ nứa, bọc quanh những hạt gạo dẻo, thơm, nóng hổi, dậy mùi thơm, đậm vị ngọt của hương rừng.
Đi cùng với cơm lam là thịt nướng. Có hai loại thịt phổ biến mà đồng bào Tây nguyên thường dùng để nướng là thịt gà và thịt heo. Thịt gà khi nướng thường được mổ banh rồi nướng trực tiếp trên bếp than. Thịt heo thái bản, luồn thành những xâu dài bởi những cây xiên bằng tre nhọn đầu gọi là thịt nướng xâu. Thịt có thể được thái nhỏ gói trong lá chuối rồi vùi vào tro nóng hoặc cho vào ống nứa với muối, ớt rồi nướng như cơm lam gọi là thịt nướng ống. Thịt nướng ống hay thịt gói lá chuối đều được thực hiện trực tiếp trên lửa, tuy nhiên so với thịt nướng xâu, cách chế biến này thường giữ được vị đậm đà, thịt ngọt, mềm và không bị khô, xát.
Hình ảnh Ẩm thực ngày lễ tết của người Tây Nguyên số 2
Thịt gà nướng
Bên cạnh các món nướng, các loại thức ăn được làm từ rau, bột hoặc thịt sống bóp gỏi cũng là một nét ẩm thực rất đặc trưng. Bột gạo giã chung với các loại rau, quấy thành món canh đặc, đựng trong lá chuối hay lá rừng là một trong những món ăn phổ biến không thể thiếu trong ngày lễ tết của người Tây Nguyên.
Ngoài ra, món thịt bóp sống cũng thường được làm để dâng cúng thần linh trong dịp hội lễ. Đây là món được làm từ thịt của những loại gia súc giết mổ để hiến tế. Thịt sống được bóp với phèo non còn nóng của heo, bò, dê mới được giết mổ, tạo thành một món ăn chín tái rất hợp khẩu vị của nam giới. Ngoài các món trên, đồng bào còn có các món đưa men khác dùng để khoản đãi những người đến dự lễ được làm từ phủ tạng của các loài vật trên như món lá sách cuộn gan bò hay tiết canh dê, bò, heo trộn lòng, gan, bao tử... Tuy nhiên các món này chỉ dành cho nam giới hoặc thanh niên uống rượu, trẻ con ít được ăn.
Đi kèm với các món ăn trong mùa lễ tết không thể thiếu rượu cần. Rượu Cần được làm từ chính những nguyên liệu có sẵn của núi rừng như gạo, nếp, ngô, kê, sắn... trộn với lá cây rừng ủ thành men. Để ghè rượu cần được ngon, đậm đà hương vị, ngoài các nguyên liệu trên, rượu còn được ủ thêm ớt, mía, gừng hoặc riềng để tăng thêm vị ngọt và cay cho rượu. Rượu ngon là rượu được ủ với gạo nếp, khi chín có màu vàng ươm, cay nồng và đặc sánh.
Thông thường những ghè rượu Cần ngon nhất là vật phẩm để dâng cúng thần linh và được dành riêng để tiếp đãi khách quý. Trong lễ tết, những ché rượu Cần được sắp thành những hàng dọc dài hoặc xen kẻ với những gói lá đựng thức ăn để mọi người có thể ngồi đối mặt với nhau, vừa ăn, vừa uống rượu và trò chuyện.
Rượu Cần là thức uống ngon, dân dã và là loại thức uống truyền thống duy nhất mà đồng bào Tây Nguyên sử dụng trong mùa lễ tết của mình. Cách thức ăn và uống rượu Cần thể hiện tính cộng đồng cao của đồng bào Tây Nguyên trong các mùa hội lễ, đồng thời thể hiện mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa đất trời và cỏ cây hoa lá.
Hình ảnh Ẩm thực ngày lễ tết của người Tây Nguyên số 3
Rượu cần và các món ăn
Ngày nay ẩm thực truyền thống mùa lễ tết của người Tây Nguyên đã trở thành đặc sản có sức hấp dẫn, thu hút và mời gọi du khách đến với Cao Nguyên, vùng đất hoang sơ, kỳ vĩ cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mỗi dịp xuân về tết đến.


Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt.

Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh hình thoi chim người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.     

Khi lập một làng mới tức là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống cộng đồng những người già nhất trong làng từng trải và hiền minh nhất gắn bó và nhiều kinh nghiệm nhất về núi rừng là pho sử sống của cộng đồng thay mặt làng đi tìm đất chọn vị trí đẹp nhất cho làng. Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần  thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo thoáng mát về mùa nắng ấm áp về mùa mưa nằm ở trung tâm của làng đi từ các con đường về từ xa phải nhìn thấy mái nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng rộng đủ để tập trung số người ít nhất là gấp ba lần số người của làng.                       
Ngày vào rừng chọn gỗ được tổ chức rất chu đáo. Trước đó 9 ngày 9 người được già làng chọn để "trao đổi" về hướng đi vào rừng. Ngày hôm ấy già làng sẽ tổ chức một lễ nhỏ có thịt gà cơm nếp thầy mo đến cúng. Tất cả những gì bàn bạc đều  được các thành viên giữ kín cho đến trước khi xuất phát 3 ngày. Sau 6 ngày kể từ khi "họp"    mỗi thành viên phải chọn thêm một hai người có sức khỏe nhanh nhẹn tháo vát cùng đi với đoàn. Để chuẩn bị cho chuyến đi tất cả những thành viên đều phải tự lo tư trang lương thực đủ dùng trong 9 ngày. Ngày đầu tiên vào rừng khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt cả đoàn dừng lại thợ cả cùng 8 người nữa vác rìu chọn một cây to cả 9 người đứng vòng quanh giơ rìu hú 9 tiếng lớn.                            

Sau đó  mỗi người chặt 9 nhát vòng quanh cây rồi về nơi tập kết của đoàn nghỉ ngơi. Từ ngày hôm sau cả đoàn bắt đầu khai thác khi có đủ 4 cây cột góc cho ngôi nhà thì về làng. Ngày dựng nhà Rông là ngày hội của làng thường là trong tháng Mười âm lịch. Sau bài cúng tập thể đầu tiên của 8 già làng bên cái lễ có gà và 12 ché rượu cần tiếng của dàn chiêng 12 chiếc bắt đầu nổi lên tốp múa gồm 12 cô gái mặc trang phục dân tộc nhập vào cùng đội chiêng để "xoang" quanh mâm cúng khi bài cúng thứ năm bài cuối cùng kết thúc.                                                                                                             
Nhà Rông thường dài khoảng 10m rộng hơn 4m cao 15 - 16m nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên  không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi dùng mây lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước người Xê Đăng Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền  có Nhà Rông  trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý tình cảm và sinh hoạt xã hội tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.

Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao có mái to cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana nhỏ hơn có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa những thú vật được cách điệu những vật những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có mạnh mẽ.                                                                             

Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên với kĩ thuật đơn giản kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng nó không chỉ  hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt vừa thiêng liêng cao quý vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.                                     
                                                                                  
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông giữ được "trái tim" của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới" đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở.
Nhà rông của người Ba Na

Một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể Tây Nguyên là kiến trúc nhà ở. Nhà rông của các dân tộc Bana và Sêđăng được coi là biểu tượng đặc trưng của Tây Nguyên. Hình ảnh thường thấy là những mái nhà hình lưỡi rìu hoặc mái tròn cao hàng vài chục mét, chỉ hoàn toàn làm bằng tre nứa và lạt buộc. Kết cấu càng lên cao càng nhỏ lại đòi hỏi người thợ dựng nhà phải hết sức khéo léo mới không để xảy ra tai nạn. Tranh dùng để lợp không đánh thành tấm mà được người lợp nắm lại thành từng nắm, kết hợp với nhau rất phẳng phiu, không cần có lạt buộc mà đơn giản chỉ là bẻ gập đầu những nắm tranh quặp vào những chiếc rui mè. Các tấm liếp, vách, đầu hồi bằng tre nứa... được các nghệ nhân tạo nên những đường nét hoa văn trang trí dày đặc rất độc đáo.
Có thể phân biệt sự khác nhau của nhà rông Jrai, Bana và Sêđăng bằng cách xem xét độ cong của vòm mái, nhất là những hình trang trí ghép bằng nứa hoặc bằng gỗ trên đỉnh nóc. Nhà sàn dài của ngườiÊ Đê, theo trường ca sử thi Đam San, có thể "dài một hơi ngựa chạy", hoặc "dài như một tiếng chiêng". Hệ thống xà dọc, gồm toàn những cây gỗ to một vòng tay ôm, dài tới hàng chục mét được dùng rìu gọt nhẵn đến bóng láng, kê gác lên nhau không có đinh mà vẫn đứng vững hàng chục năm giữa cao nguyên lộng gió.

Thậm chí nếu cây không đủ độ dài của nhà thì cũng khó mà tìm ra điểm ghép nối giữa hai thân gỗ. Trong nhà dài của người Ê Đê có một hiện vật không thể thiếu. Đó là chiếc ghế dài (kpan) để các nghệ nhân ngồi khi đánh chiêng. Chiếc kpan này được làm từ nguyên một thân cây cổ thụ lớn, có thể dài đến hơn 10 mét, rộng từ 0,60 đến 0,80 mét. Một đầu thân ghế cong lên như hình dáng mũi thuyền, chân ghế liền vào thân, không hề có đục, gá. Những chiếc Kpan điêt (ghế nhỏ) cùng với chiếc Jhưng (giường nằm của riêng ông chủ nhà), cũng bằng cả một thân gỗ liền nhau như thế và những bộ chiêng, ché quý làm nên biểu tượng của sự giàu có và sang trọng của một gia đình êđê.

Người Jrai vùng A Yun Pa thường dựng nhà sàn có hệ thống chân cột to lênh khênh, phù hợp với đặc điểm thiên nhiên 6 tháng mưa và miền sông nước bao quanh. Người Lào vùng buôn Đon (Đắc Lắc) còn lợp nhà bằng hàng trăm mảnh gỗ nhóm 1 xếp lớp lên nhau, mỗi mảnh to bằng một viên gạch. Những tấm "ngói gỗ" này đã tồn tại hàng trăm năm, trong sự khắc nghiệt của mưa nắng cao nguyên. Hàng cột, nhất là cột chính của gian đầu tiên, hay xà ngang ở hàng hiên, xà ngang đầu tiên trong nhà rông, nhà sàn, là nơi để nghệ nhân thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, với những hình khắc nổi các loại thú rừng (hươu, voi, cheo, thỏ...), thủy sản (thuồng luồng, rùa, cá... ), chim muông, hình mặt trăng, mặt trời, những đường nét hoa văn chủ đạo thường thấy xuất hiện trong thổ cẩm của từng dân tộc...

Ở vùng người Bana, Chăm tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định còn có một loại phên dùng để lót sàn nhà rất đặc biệt. Đó là những thỏi gỗ hoặc mảnh nứa dày nhỏ như đầu ngón chân cái được nối với nhau thành tấm theo cách khớp từng mảnh lại, gác lên các thanh dầm gỗ sàn nhà. Trên sàn có trải chiếu ở chỗ mời khách ngồi, hoặc chỗ nghỉ ngơi của chủ nhà...

Gần đây, ở một số vùng dân tộc Tây Nguyên có đời sống kinh tế phát triển đang rộ lên phong trào xây dựng nhà theo kiểu biệt thự trong các buôn làng. Tuy nhiên, cũng có một số buôn êđê, điển hình như buôn Đinh, xã Dliê Mông, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắc Lắc, bà con vận động gần như cả thôn làm nhà xây nhưng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, rất sáng tạo. Song kiến trúc nhà biệt thự đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng Tây Nguyên. Có một nhà dân tộc học người Nga đã nói: "Đến các vùng sâu, vùng xa của Tây Nguyên, tôi khâm phục việc tổ chức điều kiện sống rất thông minh, rất phù hợp với thiên nhiên và môi trường của bà con".

Việc đầu tư gìn giữ những nét độc đáo đặc trưng trong Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Tây Nguyên trong hiện tại sẽ là một việc làm rất có giá trị văn hóa, góp phần không nhỏ cho việc gìn giữ bản sắc văn hóa vật thể của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.


Từ lâu, nói đến Tây Nguyên là người ta liên tưởng ngay đến sừng sững nhà rông như một biểu trưng của khát vọng, của ý chí và sức mạnh Tây Nguyên. Ngôi nhà rông luôn uy nghi giữa làng với biết bao bí ẩn đối với người lạ và thành kính thiêng liêng đối với cư dân trực thuộc. Nhà rông từ lâu đã là một phần hồn của các dân tộc sống ở Tây Nguyên. Trước hết nó mang ý nghĩa tín ngưỡng, như đình làng đối với người Kinh. Tất cả việc làng đều được đem ra nhà rông giải quyết.
Kiểu nhà rông truyền thống ngày càng hiếm ở Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên quan niệm nhà rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu... người lạ không được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng. Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà rông chứa một vai trò quan trọng. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà rông. Nhà rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên là phải có nhà rông, làng không có nhà rông bị gọi là làng... đàn bà. Ngày nay do rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, các “làng đàn bà” đang ngày một nhiều, đặc biệt ở các tộc người phía nam Tây Nguyên. Làng có nhà rông được các làng khác kính trọng, được “bắt” về làm dâu làm rể làng ấy là ước mơ kiêu hãnh của các chàng trai cô gái làng khác. Nhà rông là nơi thiêng liêng nên thường thì phụ nữ không được lên nhà rông, trong các buổi họp làng hoặc nghi lễ, họ ngồi... dưới gầm sàn để dự. Thảng hoặc có làng làm 2 nhà rông, nhà rông chính là nhà rông đực, còn nhà rông nhỏ gọi là nhà rông cái cho phụ nữ sinh hoạt, chúng tôi hỏi nhiều người và đều chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng là tại sao ở chế độ mẫu hệ mà nhà rông cái lại nhỏ hơn, lại đóng vai trò phụ? Trong nhà rông, hai nơi thiêng liêng nhất là nơi thờ vật thiêng và bếp lửa. Trước sân là cây nêu, nơi hành lễ đâm trâu. Chính tại đây mà các nghi lễ giữa con người và vũ trụ được tiến hành. Cây nêu cao vút cùng với mái nhà rông kiêu dũng như một lưỡi rìu lộn ngược tạc vào trời xanh như khát vọng, như một chứng tích của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Điều đặc biệt trong việc làm nhà rông là nghệ nhân không cần thiết kế, không cần bản vẽ, dụng cụ để hành nghề chỉ là rìu và rựa, và vật liệu chỉ là gỗ, tranh, tre lấy từ trong rừng, không có bóng dáng của đinh, dây thép, bê tông của đời sống văn minh... thế mà vững chãi, mà trường tồn trong thời gian và lịch sử cả vật chất và tinh thần, như sự bảo chứng cho khí phách, sự tài hoa và lòng nhân ái của con người trước tự nhiên đầy bất trắc và khôn lường.
Thoạt trông các nhà rông tưởng là đều giống nhau, nhưng thực ra nó mang dấu ấn cá nhân của người làm khá rõ. Điều này làm cho việc làm các nhà rông truyền thống gần giống với sáng tạo nghệ thuật, nơi in đậm dấu ấn cá nhân con người với tư cách chủ thể sáng tạo, nơi tài hoa cá nhân được phát tiết một cách tự do nhất, say mê nhất, hào hứng nhất... Và cũng điều này khiến cho nghệ nhân làm nhà rông trở thành của quý, nhất là có một quy định bất thành văn là nghệ nhân không được sang vùng khác làm giúp nhà rông, và việc làm nhà rông chỉ diễn ra vài ba chục năm một lần. Các dịp làng sửa hoặc làm mới nhà rông chính là dịp để các nghệ nhân lớn tuổi truyền nghề cho con cháu. Đây là những dịp lễ quan trọng, khá lâu mới có dịp tổ chức bởi nó phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của làng.
Các nhà rông nhà nước (do nhà nước đầu tư kinh phí làm) hiện nay đang khá phổ biến là các nhà rông văn hóa, mà thực sự là nhân dân rất ít đến, nếu không muốn nói là khóa cửa ngay sau khi bàn giao, như một loạt các “nhà rông văn hóa” hàng vài trăm triệu đồng mỗi cái “mọc” lên rất nhiều ở Tây Nguyên, ví dụ xã A Yun, huyện Mang Yang, hoặc xã Ia Vê, Chư Prông, Gia Lai vừa khánh thành nhà rông 500 triệu đồng chẳng hạn), thường là phải từ trăm triệu trở lên.
Rất nhiều “nhà rông văn hóa” bằng bê tông và tôn đã không được cộng đồng chấp nhận, thế mà nó vẫn được sinh sôi, trong khi nhà rông truyền thống đang mất đi, đang trở thành quý hiếm, trừ ở tỉnh Kon Tum, nơi tỉnh ủy đã ra nghị quyết: “Khôi phục nhà rông truyền thống...”.
Các nhà rông truyền thống là ý chí, sức lực, tiền của của cả làng góp vào, vì thế có thể tiền không tốn nhiều như thế, nhưng nó lại mang đậm ý nghĩa cộng đồng. Nhà rông được cả cộng đồng làm chủ, nó là khát vọng của cả cộng đồng ấy, không thể có chuyện “thay mặt khát vọng” để dựng lên những nhà rông bê tông lợp tôn khệnh khạng giữa những làng đồng bào Tây Nguyên nhà sàn lúp xúp bên suối hoặc chênh chếch trên sườn đồi.

Nhà rông còn rất nhiều bí ẩn mà người ta chưa khám phá hết, ví dụ như ai cũng biết “cao nguyên lộng gió”, những cơn gió như những con ngựa bất kham lồng lộn trên thảo nguyên, có thể cuốn phăng những gì chúng gặp trên đường. Thế mà nhà rông lại luôn vút cao giữa đồi, như một con gà mẹ giữa bầy gà con là các nhà sàn quây quần xung quanh, lại rất mỏng manh với mái như một cánh buồm và chỉ cột bằng lạt... thế mà chưa một mái nhà rông nào bị gió cuốn? Thêm nữa, nhà rông hoàn toàn làm bằng tranh tre nứa lá, giữa nhà bao giờ cũng có bếp lửa, đồng bào đến nhà rông bao giờ cũng cầm đuốc, và họ luôn luôn hút thuốc, những ống thuốc to sụ, rít lên, lửa lóe sáng bập bùng... thế mà chưa bao giờ, hoặc nói chính xác là rất ít khi nhà rông... cháy! hoặc nữa như nhà rông rất ít muỗi, đêm đêm thanh niên lên ngủ la liệt, cán bộ đi công tác về làng cũng toàn ra nhà rông mắc võng vắt vẻo ngủ! Tôi thì cho rằng những đêm được ngồi trong nhà rông bên ánh lửa phập phù tối sáng, giữa âm thanh trầm hùng xa vắng của chiêng và dìu dặt tiếng kơ ní tâm tình, lặng lẽ vít cần rượu ngắm những đôi mắt Gia Rai, Ba Na mới thú vị làm sao. Mắt con gái ngấm men ăn đèn có một vẻ hoang sơ lạ lùng lắm. Nó đưa con người vào một thế giới ảo, ở đó hun hút bí ẩn và ngập tràn đam mê, ở đó xốn xang tưởng tượng và mênh mang khát vọng, ở đó mông lung và kỳ thú, ngất ngây và thăng hoa, bồng bềnh hư ảo rạo rực lâng lâng... Vì thế, đừng thổi lửa to quá, cũng đừng dụi tắt bếp đi, hãy để nó ngun ngún thế, phập phù thế, đấy chính là cơ hội để mình tẩy rửa, thanh lọc, để mình ngắm lại mình... Ngày mai, về lại phố, kiếm đâu ra khoảnh khắc thần tiên ấy giữa rờ rỡ ánh đèn cao áp. Tôi đã có nhiều đêm ngồi như thế để nghe kể khan, để hóa thân thành Diông Dư, thành Bok Keidei... mà đắm đuối nàng Bia nàng Vai, để hình dung từ thuở khai thiên lập địa, cả dải đất Việt Nam này chỉ là một dân tộc thôi, sống cùng một nơi nói cùng một tiếng nói, cho đến ngày họ làm một cái nhà rông. Mãi mãi nhà rông là một tài sản vô giá với nhiều bí ẩn, nhiều tài hoa lý thú phía sau dáng vút cao mà mềm mại, những đường cong trữ tình mà cứng cáp, uy vũ mà dịu dàng, mỏng manh mà trường tồn, bề thế mà khiêm nhường, hoành tráng mà chừng mực... làm nên một bản sắc Tây Nguyên không thể lẫn, như một khát vọng gửi vào trời xanh, gửi vào thời gian, gửi vào mai sau... của tâm hồn Tây Nguyên...

Nhận xét