Đế quốc Tân Assyria

Đế quốc Tân-Assyria là một đế quốc của người Lưỡng Hà, phát triển trong giai đoạn lịch sử bắt đầu từ 934 TCN và kết thúc năm 609 TCN. Trong suốt thời kỳ này, Assyria được xem như là thế lực hùng mạnh nhất trong khu vực, tranh đua cùng với Babylon và các thế lực nhỏ hơn khác cho sự thống trị ở khu vực này.[1] Dù vậy, cho tới khi vua Tiglath-Pileser III đề xướng cải cách trong thế kỷ 8 TCN, họ mới trở thành một quốc gia hùng mạnh và rộng lớn[2][3]. Vào thời kì trung vương quốc, cuối thời đại đồ đồng, Assyria chỉ là một quốc gia nhỏ bé ở phía bắc của Lương Hà (miền bắc Iraq ngày nay), cạnh tranh quyền thống trị miền nam Lưỡng Hà với thế lực khác là Babylon. Bắt đầu với những chiến dịch của Adad-nirari II, Assyria trở thành một nước mạnh đáng sợ, sự phát triển của họ là một mối đe dọa nghiêm trọng đến vương triều thứ 25 của Ai Cập.
Đế quốc Tân-Assyria đã kế thừa thời kì Trung Assyria (thế kỷ 14-10 TCN). Một số nhà khảo cổ như Richard Nelson Frye nhận định Tân-Assyria thực sự là đế chế đầu tiên trong lịch sử loài người.[4] Trong suốt thời kỳ này, ngôn ngữ Aramae được coi là ngôn ngữ chính thức bên cạnh ngôn ngữ Akkad.[4]
Cuối cùng, Assyria cũng không chống đỡ nổi với sự lớn mạnh của nhà Chaldean với sự thất thủ của Nineveh trong năm 612 TCN. Hơn một nửa thế kỷ sau đó, cả Babylon và Assyria đều trở thành các tỉnh của đế quốc Ba Tư. Mặc dù người Assyria dưới triều đại của Ashurbanipal đã tiêu huỷ nền văn minh Elam, nền văn hóa Assyria đã không ảnh hưởng đến các đế quốc kế tục là các bộ lạc của Media và người Ba Tư.[5]
Đế quốc Tân Assyria
 934 TCN–609 TCN 

 
Vị trí của Assyria
Bản đồ đế quốc Tân Assyria và sự bành trướng của nó.
Thủ đôAssur, sau dời vềNineveh
Ngôn ngữtiếng Aramae
Tôn giáoĐộc thần giáo
Chính thểQuân chủ
Thời đại lịch sửThời đại đồ sắt
 - Ashur-dan II934 TCN
 - Sự thất thủ của Nineveh609 TCN

Nhận xét