Vị trí, hình ảnh Việt Nam, Trung cộng đóng quân trên cụm Trường Sa


Cụm Trường Sa... Điểm đóng quân gần nhất giữa Đá Đông (Việt) và Đá Châu Viên (Trung Quốc) = 22 km



Đảo Đá Lát
 - Việt Nam (Ladd Reef), Toạ độ: 8°39'15"N 111°39'51"E: Việt Nam đóng quân
Cách đảo Trường Sa khoảng 14 hải lý về phía Tây. Đảo Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 5,9km, rộng khoảng 1,6km, diện tích khoảng 9,9km2. Đá Lát là đảo san hô khép kín, phía trong là hồ nước, khi thủy triều lớn toàn đảo bị ngập nước, thủy triều xuống thấp các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm thường có bão đi qua khu vực đảo, có những tháng cao điểm mưa to, gió lớn gây khó khăn cho tàu ra neo đậu làm nhiệm vụ tại đảo. - Đã xây dựng công sự để Hải quân Nhân dân Việt Nam canh giữ đảo. Hải đăng Đá Lát được xây dựng năm 1994, Chiều cao tháp đèn: 42m, tầm hiệu lực: Ban ngày: 15 hải lý, Ban đêm: 18 hải lý. .






Trường Sa Lớn (Spatley Island), Toạ độ: 8°38'40"N 111°55'8"E: Việt Nam đóng quân
Trùng tên tiếng Anh dùng cho quần đảo Trướng Sa, được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”
Hòn đảo nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa, là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.
Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km², là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa.[1] Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.
Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quý có sản lượng lớn và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Thực vật ở đảo chủ yếu là cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển và một số loài cỏ lau thân mền, cỏ lá kim .




















Đảo Đá Tây (West Reef): Toạ độ: 8°52'5"N 112°14'21"E: Việt Nam đóng quân 
(Một phần của bãi đá London). Phía Đông của đảo là một bãi cát cao 0,6m. Phía Tây là dải đá ngầm san hô cao hơn mực nước biển khi thủy triều xuống. Giữa chúng có một cái vũng.[16, 18]. Việt Nam đã xây dựng ở đây một ngọn hải đăng vào tháng 4 -5 năm 1994 
Đã xây dựng tốt trên 3 điểm đảo. Công sự cho Hải quân Việt Nam ở Đá Tây A và Đá Tây C. Trồng được rau xanh và nuôi được 1 số gia cầm. Hải đăng Đá Tây xây dựng từ năm 1994. Ngoài ra còn có khu dịch vụ nghề cá.







Đảo Trường Sa Đông
 (Central London Reef): Toạ độ: 8°55'48"N 112°21'4"E: VN đóng quân
Còn gọi là Đá Giữa, cách đảo Đá Tây khoảng 6,0 hải lý về phía Đông Bắc, cách Đá Đông khoảng 13 hải lý về phía Tây Bắc. Chiều dài của đảo khoảng 200m theo hướng Đông Tây; chiều rộng ở nửa phía Đông khoảng 60m, ở nửa phía Tây khoảng 5-15m; diện tích toàn đảo gồm cả bãi cát phía Tây đảo khoảng 0,03km2. Đảo nằm trên bãi san hô ngập nước dài khoảng 1 hải lý. Phía Tây có một bãi cát nhỏ. Khi thủy triều thấp nhất toàn bộ đảo và bãi cát đều khô nước. Thềm san hô xung quanh đảo độ dốc lớn, chỗ nhô ra, chỗ thụt vào. Bề mặt san hô không bằng phẳng, chỗ cao, chỗ thấp, khi nước thủy triều lên cao nhập bãi rất khó xác định độ nông, sâu, gây nguy hiểm cho tàu, xuồng ra vào.
Là một trong các đảo ở trung tâm của quần đảo Trường Sa, hàng năm số lượng tàu thuyền đi qua khu vực đảo Trường Sa Đông rất lớn, trong đó có nhiều tàu trọng tải từ 30.000 tấn trở lên, việc thực hiện các dịch vụ hàng hải sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Do vị trí thuận lợi, hàng năm ngư dân các địa phương ven biển Trung bộ, Nam Trung bộ ra sản xuất, khai thác, đánh bắt hải sản tương đối đông, tạo thành thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tài nguyên môi trường và trật tự an ninh chính trị trong khu vực. Có các công sự của Hải quân Nhân dân Việt Nam.







Đá Đông (East London Reef): Toạ độ: 8°49'42"N 112°35'48"E: Việt Nam đóng quân
Là đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam sở hữu. Cách đảo Đá Tây khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách đảo Châu Viên (Trung Quốc chiếm giữ) 10 hải lý về phía Tây. Đảo nằm theo hướng Đông Tây, chiều dài của đảo khoảng 14km, chỗ rộng nhất của đảo khoảng 3,8km. Diện tích đảo Đá Đông khoảng 36,4km2. Cấu trúc vành đai san hô phía Bắc cao hơn so với vành đai san hô phía Nam. Khi thủy triều Trường Sa xuống 0,4m thì vành đai san hô phía Bắc đã nhô lên khỏi mặt nước, vành đai san hô phía Nam thấp hơn, nên khi thủy triều xuống còn 0,2m thì vành đai san hô mới nhô lên khỏi mặt nước.
Mùa sóng yên, biển lặng, các loại tàu thuyền của ngư dân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc. Công binh Hải quân đã xây dựng trên bãi san hô Đá Đông 3 nhà lâu bền. Một nhà ở thềm san hô phía Tây; một nhà ở thềm san hô phía Bắc và một nhà ở thềm san hô phía Đông.
Hải quân Việt Nam đóng quân giữ chủ quyền từ năm 1988. Đảo có 2 điểm đóng quân được hoàn thành năm 1995. Trên đảo có nuôi 1 số ít gia cầm.





Đá Châu Viên (Cuarteron Reef): Toạ độ: 8°54'15"N 112°49'33"E: Trung Quốc chiếm đóng 
Chỉ toàn đá san hô. Chỗ cao nhất là 1,5m nằm ở phía Bắc. Không có vũng, được gọi là Guarteron Reef.
do Trung Quốc chiếm giữ năm 1988. Quân đội Trung Quốc đã xây dựng nhà kiên cố, có quân lính đóng giữ. 









Đảo Phan Vinh
 (Pearson Reef), Toạ độ: 8°59'2"N 113°41'40"E: Việt Nam đóng quân
Đảo Phan Vinh hay còn gọi là đảo Hòn Sập, nằm cách bãi đá Tốc Tan khoảng 14 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Châu Viên (Trung Quốc chiếm giữ) khoảng 47 hải lý về phía Đông. Đảo nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài 132m, rộng 72m, ở đầu cuối phía Đông Bắc trên một nền san hô hình vành khuyên, dài khoảng 5 hải lý, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở phía Tây của vành san hô này có 1 xác tàu đắm luôn nhô cao trên mặt nước biển.
- Đảo không có nước ngọt, có cây xanh, lúc thủy triều xuống thấp nhất, người có thể lội bộ từ đảo đến xác tàu đắm. Ở giữa vành đai san hô là một hồ nước sâu. Rìa ngoài của vành san hô ở hướng Bắc và Đông Bắc đến bờ đảo dài khoảng 200m. Hiện nay ta đã xây dựng trên nền san hô đó 1 nhà lâu bền còn gọi là đảo Phan Vinh B. Tại điểm này có một lạch được dọn sạch đá san hô rất tiện cho việc chèo xuồng ra vào đảo; khi thủy triều xuống còn 0,4-0,5m, người có thể lội qua thềm san hô để vào đảo mà nước cũng chỉ sâu đến đầu gối chân. Tại thềm san hô tận cùng phía Tây của vành san hô hình vành khuyên, cách mép sóng khoảng 200m có 1 bãi san hô, khi thủy triều xuống còn 1,7m thì bãi này bắt đầu nhô lên khỏi mặt nước và khi thủy triều còn khoảng 1,5m thì bãi đá nổi cao thành hình một bãi san hô dài khoảng 50m, rộng từ 5-10m.
Đảo Phan Vinh được coi là nơi nhận ánh sáng đầu tiên của Việt Nam, và là nơi xa nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam 













Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef), Toạ độ: 9°14'40"N 113°40'22"E: Việt Nam kiểm soát Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef) 
 
Bãi Tốc Tan (Alison Reef), Tọa độ: 8°50'59"N 113°59'59"E: Việt Nam đóng quân
Là đảo chìm, gồm một vài mỏm đá nhỏ nổi lên mặt nước. Hoàn toàn ở trên mặt biển chỉ khi thủy triều xuống. Gần một đầm nước. Những mỏm đá có thể đóng quân được đã được Hải quân Nhân dân Việt Nam xây dựng các toà nhà 6 cạnh trên các điểm Tốc Tan A, Tốc Tan B, Tốc Tan C. Hải quân trên đảo trồng được một số rau xanh, chủ yếu là rau muống, cải, mồng tơi. Trên đảo còn có chó được đem từ đất liền ra.

Hình ảnh nhìn từ vệ tinh



Đảo Tốc Tan 





Núi Le (Cornwallis South Reef), Tọa độ: 8°45′ N, 114°11′ E: Việt Nam đóng quân
Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. 





Đá Tiên Nữ (Pigeon Reef/ Tennent Reef), Toạ độ: 8°49'51"N 114°35'0"E: Việt Nam đóng quân
Cách đá Tốc Tan 35 hải lý về phía Đông. Chiều dài nhất khoảng 6,5km, chiều rộng nhất khoảng 2,8km. Đảo là một vành đai san hô khép kín; gắn với câu chuyện huyền thoại về một người con gái xuất hiện giữa biển
khơi, mang đến bình yên cho vùng này. Là một trong những đảo cực đông của Việt Nam.
Dài 9km, rộng 8km. Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500m. Nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều cao. Đảo là vành đai san hô khép kín. Vành đá bao quanh phá nước. Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7.5 km x 3.4 km. Khoảng cách từ đảo Tiên Nữ đến các đảo Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh không xa. Trên đảo có nhà 6 cạnh là công trình phòng thủ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hải đăng Tiên Nữ hỗ trợ cho hoạt động đi lại trên biển.
Hiện trên đảo đã có nhà lâu bền, vừa là nơi học tập, sinh hoạt, công tác, ăn, ở, nghỉ ngơi, vừa là công trình chiến đấu phòng thủ đảo. Trong lòng hồ có phao buộc tàu, luồng ra vào có tiêu chỉ dẫn, thuận tiện cho tàu thuyền.





Đá Núi Cô (Cay Marino) Đá Núi Cô (tiếng Anh: Cay Marino; Trung văn giản thể: 玉诺礁; bính âm: Yùnuò jiāo, Hán-Việt: Ngọc Nặc tiêu) là một ám tiêu san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông nam của đá Núi Le và phía tây tây bắc của đá Công Đo.

Đá Núi Cô là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.















































Nhận xét