Người Ê Đê


Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế theo truyền thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay. Do vậy người Êđê tự gọi mình là Anak A.Ê - D.I.Ê tức là những đứa con của Thượng Đế, sau này đọc trệch đi là Anak Ê Đê. Bia ký Chăm Pa cổ nhất tại Tháp Bà Pô Naga cũng đã ghi chép về tộc danh Rang Đê vùng sông Nha Trang, Sông Dinh, Sông Hinh vào khoảng thế kỷ VIII, có lẽ Rang Đê biến âm sau này thành Rađê, Rađêy hay Êđê. Cuối thế kỷ XIII trước sự tấn công ồ ạt của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt xuống đất Chăm Pa đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo và hòa hợp với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người mới tự gọi là Anak Jarai, đây là nhánh lớn của tộc người Orang Đê cổ. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là Rađê. Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn Độ là Đêgar,Êđê ÊgaĐêga nghĩa là Cao NguyênAnak Đêgar cũng được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như CampuchiaHoa KỳCanada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức.






















Nhận xét