Người Si La

Người Si La là một trong số 54 sắc dân sống tại Việt Nam. Ngoài tên Si La, sắc dân này còn được biết đến với các tên khác như Cú Dé XửKhà Pé.

Dân số và địa bàn cư trú

Sắc tộc Si La hiện có khoảng 840 người[1] sống chủ yếu tại tỉnh Lai Châu (khoảng 65%), thuộc miền bắc Việt Nam. Đa số những người này sống tại ba bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, Nậm Xin thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, có khoảng 1.800 người Si La sống tại Lào.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Si La ở Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63 tỉnh,thành phố. Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng số người Si La tại Việt Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam), các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10 người[2]...

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của người Si La thuộc ngữ tộc Tạng-Miến.

Sinh hoạt

Người Si La sống bằng nghề trồng lúa, làm nương ngô. Họ vỡ đất ở sườn núi và bìa rừng để trồng trọt.
Khoảng vài thập niên gần đây, người Si La học trồng thêm lúa nước. Mặc dầu nông nghiệp đóng vai trò chính nhưng săn bắn và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống.
Nhìn chung, mức sống của người Si La còn thấp. Tình trạng thiếu ăn khá phổ biến. Bệnh thường gặp là bướu cổ và sốt rét. Do tử xuất cao nên tổng dân số thấp.

Phong tục

Cộng đồng
Người Si La có nhiều dòng họ. Quan hệ họ hàng rất khắng khít. Trưởng tộc của một chi họ là người đàn ông cao tuổi nhất. Người này giữ vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm tổ chức các sinh hoạt chung cho họ mình. Ngoài trưởng tộc, người Si La có thầy mo.
Hôn nhân
Người Si La có phong tục làm lễ cưới hai lần. Lần cưới thứ hai sau lần đầu khoảng một năm. Nhà trai phải trình một khoản tiền cưới cho nhà gái để được rước dâu.
An táng
Theo phong tục Si La, khi có người chết, người trong bản tổ chức vui chơi, ca hát, nhưng không khóc.
Người chết được chôn tại nghĩa trang nằm phía dưới khu cư trú của dân bản. Quan tài làm bằng gỗ độc mộc. Tại nghĩa trang, mộ của những người cùng họ được quây quần bên nhau. Người Si La dựng nhà mồ xong mới đào huyệt bên trong. Con cái để tang cho cha mẹ 3 năm.
Nhuộm răng
Người Si La có phong tục đàn ông nhuộm răng đỏ, đàn bà nhuộm răng đen. Tuy nhiên, hiện nay đa số người Si La để răng trắng.
Kiêng cữ
Người Si La kiêng ăn thịt mèo.
Nhà cửa
Người Si La ở nhà trệt, có bếp lửa đặt giữa nhà.
Trang phục
Trang phục của phụ nữ Si La khá cầu kỳ. Mảng áo trước ngực áo may bằng vải khác màu với áo và được gắn đầy những đồng xu bạc, xu nhôm. Khăn đội đầu của phụ nữ khác nhau theo lứa tuổi. Các cô thường đeo chiếc túi bằng dây rừng, được trang trí những tơ chỉ đỏ sặc sỡ.















Nhận xét