A-Ma Temple

Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là "Ma Tổ" (媽祖), "Mẫu Tổ" (母祖), hay là "Thiên Thượng Thánh Mẫu" (天上聖母); là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.
Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phúc Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.
Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".[1]
Theo những tài liệu khác cho biết bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện [2], còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc không la, nên còn gọi là Mặc Nương ("Cô gái im lặng"). Nổi tiếng bơi giỏi từ năm 15 tuổi. Năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng "Đồng phù" (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biểnvà thu phục và cảm hóa các vị ác thần (như 2 hung thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ) được kể lại[2]. Có 2 thuyết khác nhau về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên núi và bay về trời, thuyết khác cho biết bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha [3]
Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là "Thông hiền linh nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ", đời Tống Cao Tông phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi" [2]. Sau gia phong "Thiên Hậu" vào đời Khang Hy (nhà Thanh).
Bắt đầu từ Phúc Kiến, sự linh ứng của bà Thiên Hậu được lan truyền sang các tỉnh lân cận ven biển của Chiết Giang và Quảng Đôngeo biển Đài Loan và từ đó đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc đại lục. Với sự di cư của người Trung Quốc trong thế kỷ 19 và 20, sự thờ phụng tiếp tục lan truyền sang Đài Loan, Việt NamNhật Bản và Đông Nam Á; bà Thiên Hậu dược xem như thần bảo trợ của các vùng biển và những người nhập cư mới đến thường dựng lên ngôi đền cho Bà đầu tiên, cảm tạ ơn cho đến nơi an toàn. Hiện nay, sự thờ phụng Thiên Hậu cũng được tìm thấy ở các nước khác có số dân đáng kể đến từ những khu vực này. Tổng cộng, có khoảng 1.500 ngôi đền Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới .
  • Ma Tổ (chữ Hán: 妈祖, Mazu) có nghĩa là "mẹ, tổ tiên"), hay là Ma Tổ Bà (chữ Hán: 妈祖婆, Mazu-po), phiên âm như Matsu trongWade-Giles
  • Thiên Hậu (chữ Hán: 天后)
  • Thiên Phi (chữ Hán: 天妃, bính âm: Tian Fei, Romanji: Tenpi)
  • A Ma hay A Bà (chữ Hán: 阿妈, 阿婆)
  • Thiên Thượng Thánh Mẫu hay Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天上 圣母, 天后 圣母)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bà Thiên Hậu có gốc tích tại Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà sống vào đời Tống, bà có tài tiên đoán gió mưa, bão lụt nên đã giúp cho người dân (nhất là ngư dân) tránh được cơn nguy hiểm. Vì vậy, bà được nhân dân tôn thờ như một vị thánh. Tương truyền thế kỷ trước, tổ tiên của người Hoa Việt Nam trên con đường gian truân vượt sóng gió biển khơi, đi về phía Nam tìm đất lập nghiệp được nữ thần Thiên Hậu luôn giúp đỡ phù hộ họ an toàn trên các chuyến hải trình nguy hiểm. Sau đó còn tiếp tục đồ trì họ trong việc định cư, ổn định cuộc sống nơi đất mới cho đến hiện nay.
 Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam
Tượng vàng bà Thiên Hậu tại Đài Loan
Mộ phần bà Thiên Hậu tại đảo My Châu, Phúc Kiến
Tượng thờ bà Thiên Hậu tại Chùa Bà Kuala Lumpur
Chùa Bà Thiên Hậu tại Phố Tàu,Los Angeles

Golden_Matsu

Chùa Bà Thiên Hậu Houston, USA. 

 Hội quán Phúc Kiến
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.



Thiên Hậu cung tại TP. Trà Vinh
Chùa_Bà_Thiên_Hậu_Chợ_Lớn



























The temple consists of a prayer hall, 4 pavilions (Hongren Hall, Zhansuo Hall, Zhengjue Hall and Kun Iam Hall) and courtyards built into the boulder-strewn ...

A-Ma Temple has good feng shui


















----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Temple Thien Hau - Hô-Chi-Minh-Ville - Vietnam


Thien Hau Temple - Ho Chi Minh City - Vietnam





ĐỀN THIÊN HẬU
Vị trí: 56 đường Trưng Trắc, thành phố Hưng Yên
Đặc điểm: Thờ Bà Lâm Tức Mặc, được nhân dân gọi là Thần Biển, đền mang đậm nét kiến trúc cổ của Trung Quốc…
Đền Thiên Hậu được 40 dòng họ người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ở Trung Quốc xây dựng vào năm 1640. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa trên nhiều phương diện, như Tam quan, nhà tế, mái đền, đao góc và kết cấu vì kèo. Đền được thiết kế, đục đẽo trang trí hoa văn sẵn từ Trung Quốc, rồi chở sang Việt Nam  cất dựng.
Đền thờ Bà Lâm Tức Mặc, là con gái thứ 6 của Lâm Nguyệt, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (960). Theo truyền thuyết khi sinh ra, Bà đã có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Lớn lên trong lúc nhân dân bị mất mùa, đói kém, bà đã phát hiện ra một thứ dong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân. Bà còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc, rút từ loại cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo vượt qua những trận đói kéo dài.
Đến đời Tống Ung Hi tứ niên (987), ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Tương truyền rằng bà mất vào một ngày có “Quần tiên tấu nhạc”. Bốn chữ “Bạch nhật phi thăng” khắc ở kiệu trong đền đã nói lên điều đó. Bà thường hiển linh để cứu hộ thuyền bè gặp nạn, nên nhân dân tôn Bà làm Thần Biển, một số nơi dọc bờ biển nước ta có đền thờ Bà.
Đền Thiên Hậu có mặt tiền Tam quan cao và rộng, tường bao hai bên trang trí các ô vuông bằng gạch men hoa màu xanh lam rất đẹp. Sân trước nhà tiền đường có hai con nghê chầu làm bằng chất liệu đá hoa cương được tạc khá sinh động, thềm được lát bằng đá khối lớn. Đền chính được xây bằng gạch Bát Tràng, mái đền lợp ngói ống, đầu đao cong nhẹ hình đuôi cá. Cánh cửa tiền đường được khắc hình các quan văn võ theo hầu tô sơn xanh đỏ. Trên các vì kèo ở gian tiền tế, cũng khắc các tích chuyện rút ra từ Tam Quốc hoặc Tây Du.
Ngày nay, đền còn lưu giữ 32 sắc phong và nhiều bức đại tự liên quan tới việc đi sông biển và ngợi ca tài danh của vị nữ thần. Ngoài gian thờ chính, hai gian bên còn có bàn thờ cha mẹ và anh ruột bà cùng bàn thờ các dòng họ người Hoa đã có công xây dựng và tôn tạo đền. Hàng năm, đền Thiên Hậu mở hội vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (chính hội) là ngày sinh và ngày 9 tháng 9 là ngày hóa của Bà. Vào những ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến dự tế lễ, rước kiệu rất đông vui và trang trọng. Lễ vật được dâng lên là những món ăn truyền thống của người Hoa như bánh Dong Câu, kẹo Sìu, bánh Rùa, bánh Tô Châu.
Đền Thiên Hậu là một trong số rất ít công trình kiến trúc cổ của người Trung Hoa ở Phố Hiến còn bảo tồn tới ngày nay. Với mục đích gìn giữ và tuyên truyền quảng bá tới đông đảo quần chúng nhân dân, tỉnh Hưng Yên đã cho trùng tu đền Thiên Hậu khang trang đẹp đẽ hơn.
Đền Thiên Hậu đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử - cấp quốc gia năm 1990.



















Chùa Bà Thiên Hậu tại Phố Tàu, Los Angeles. Tượng thờ Thánh Mẫu

Tượng thờ bà Thiên Hậu tại Chùa Bà Kuala Lumpur

Chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà là một chùa lớn ở thành phố Thủ Dầu Một, lễ hội chùa Bà năm nào cũng thu hút hàng triệu người làm tắc nghẽn cả con phố dài.

Chùa Bà (địa chỉ: số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một), chùa còn có tên khác là chùa Bà Thiên Hậu Cung. Chùa do 4 người Hoa lập nên để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Hàng năm vào đêm 14, cả ngày 15 tháng giêng âm lịch ở đây sẽ có lễ hội chùa Bà – và được coi là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương, thu hút hàng nghìn người về đây, kín cả con đường dài.




Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu TP Mới Bình Dương




Hội quán Phúc Kiến

Phố cổ Hội An là một di sản văn hoá thế giới. Một trong những di tích văn hóa tại đây là hội quán Phúc Kiến, được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.


Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.
Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.

Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Chùa bà Thiên Hậu, nơi tín ngưỡng của người Hoa ở Sa Đéc



Chùa Bà Nước Hẹ của tộc người Việt gốc Hẹ thờ Thiên Hậu Thánh mẫu ở xã Tân Lợi, Tịnh Biên


Chùa Bà Nước Hẹ - Tri Tôn - An Giang



Hội Quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăngchùa Quan Âm hay chùa Ông Lào; là một ngôi chùa củangười Việt gốc Hoa, hiện tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).

Lịch sử

Cuối thế kỷ 17, có một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn ngày nay.
Ban đầu, cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn, nhưng rồi cũng dần được ổn định. Để có nơi tín ngưỡng và chia sẻ, nhóm người đồng hương này, bao gồm cư dân của năm huyện là: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu đã chung góp công sức, tiền của xây lên một hội quán có tên là Hội Quán Ôn Lăng[1] vào năm 1740[2], để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa.[3] Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.

Kiến trúc

Hậu điện.
Hậu điện.
Hội Quán Ôn Lăng được xây dựng trên khuôn viên rộng 1.800 m2, kiến trúc theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa (nội công ngoại quốc) với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái ngói lợp ống, chân mái được viền bằng ngói xanh. Đặc biệt nhất là cách tạo hình và trang trí mái ngói mang đậm nét phong cách của người Phúc Kiến, với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng gốm trang trí.[4]
Hội quán cất theo nhà hình chữ nhật, ở giữa bao gồm tiền điện, trung điện, chính điện và dãy nhà ngang rộng, sáng sủa, thoáng mát, nhiều gian thờ là hậu điện. Có cả thảy ba cửa vào tiền điện. Nơi cửa chính, ở hai bên là đôi kỳ lân đá uy nghi, rất mỹ thuật được mang từ Trung Quốc sang. Trên vách mặt tiền có hai bức phù điêu bằng gỗ chạm bông thếp vàng và phù điêu đắp nổi Tứ đại kim cương. Phần kiến trúc dưới mái hiên cũng được chạm trổ tinh xảo bằng các hình bông sen, tượng kỳ lân và các dây hoa...
Hội quán còn lưu giữ nhiều cổ vật có từ thời vua Quang Tự, (nhà Thanh), như trống, đỉnh gang, lư hương... Đặc biệt, có một chuông lớn đề năm Đạo Quang Ất Dậu Niên (1825). Ngoài ra, hội quán có nhiều hoành phi và câu đối với nội dung ca ngợi công đức của thần và bày tỏ ước nguyện của con người.
Ao phóng sinh
Ao phóng sinh
Một nét riêng khác, do sân hội quán bị đường phố cắt ngang, cho nên phần đất còn lại phía bên kia đường, người ta cho xây một hồ phóng sinh, khiến cảnh chùa có một chút gì thiên nhiên giữa lòng phố thị.
Nói về hội quán này, học giả Vương Hồng Sển viết:
Đường Lão Tử, có Ôn Lăng Hội Quán của người Phước Kiến, thờ Bà Thiên Hậu. Vị trụ trì chùa nầy cho biết rằng "Ôn Lăng" là một địa danh thuộc phủ Tuyền Châu. Ngoài cửa chùa có chạm vào đá hai câu liễn do Trạng Nguyên cập đệ Ngô Lỗ cúng năm Tân Sửu (1901) đời Quang Tự:
Ôn nhu trước chí nhơn, chánh đạo dung dân nguyên Khổng Dịch;
Lăng nhạc đồng trang trọng, mẫu nghi hình ngã cánh vô phương
Trong chùa còn một chuông lớn đề "Đạo Quang Ất Dậu niên" tức năm 1825 (năm thứ 6 đời vua Minh Mạng).
Khi từ tạ ra về, hoà thượng đưa ra cửa, dạy thêm cho biết rằng: "Để tưởng niệm Châu Ngươn Chương, thủy tổnhà Minh, nên chùa thường dùng màu đỏ (châu, chu) sơn cột và trính, còn trên ngạch cửa, có chạm hai mắt lồi ra, tượng trưng "Nhựt", "Nguyệt", hai chữ ấy ráp lại tức "Minh" vậy.[5]
Ngày 27 tháng 4 năm 2004, Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Thờ tự

Nơi thờ tự chính gồm hai điện thờ, bố trí trước sau, cách nhau một sân thiên tỉnh (giếng trời). Tiền điện thờThiên Hậu Thánh mẫu, phối tự hai bên tả hữu là Phước Đức chính thần (ông Bổn) và Bà chúa Thai Sinh. Hậu điện thờ Bồ Tát Quan Âm và phối tự: một bên là Quan CôngBao Công, một bên là Thành Hoàng, Tương Đàn Lão gia.
Nhìn chung, có rất nhiều thần linh được thờ tự ở đây, nhưng đối tượng chính là Bồ tát Quan Âm. Theo đó, các lễ hội chính là các lễ vía Quan Âm trong năm: 19 tháng 6 âm lịch là lễ Vía chính, còn 19 tháng 2 âm lịch và 19 tháng 11 âm lịch là hai lễ Vía phụ.

Chú thích

  1. ^ Tương truyền, sau khi tạo lập xong Nhị Phủ miếu, do bất đồng ý kiến, nên cộng đồng người Hoa ở Phúc Kiến đã tách ra: nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng, nhóm Chương Châu lập thêm Hội quán Hà Chương. (Sổ tay hành hương đất phương Namdo Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 265).
  2. ^ Ghi theo tài liệu do Ban tế tự hội quán Ôn Lăng cung cấp. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, sách đã dẫn, thì Ôn Lăng hội quán chỉ được khởi tạo vào khoảng đầu thế kỷ 19.
  3. ^ Trong Hội Quán Ôn Lăng, ngoài Quan Âm bồ tát, còn thờ tất cả 15 vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Phải nói yếu tố chung tín ngưỡng, chung quê, chung tập tục cộng với nhu cầu gặp gỡ để chia sẻ, để giúp đỡ nhau, đã giúp cộng đồng dân tộc Hoa, dù ở bất cứ nơi đâu cũng khá gắn bó. Cho nên ở đâu có người Hoa là ở đó có nhiều chùa miếu, vì chỉ ở những nơi ấy mới đáp ứng được những nhu cầu kể trên.
  4. ^ Mái ngói màu đỏ, võng xuống ở giữa và cong vút ở hai đầu, lớp mái trên chồng lên lớp mái dưới trông như những làn sóng gợn hay hình ảnh con thuyền đang cưỡi sóng. Trên mái ngói có gắn các quần thể tượng gốm trang trí, bao gồm tượng người, tượng thú và tượng đồ vật, được làm thành từng nhóm để miêu tả rất sinh động cảnh sinh hoạt của người xưa hay minh họa cho các truyền thuyết, các điển tích cổ của Trung Quốc...
  5. ^ Sài Gòn năm xưa, NXB TP Hồ Chí Minh, 1991, tr. 206.

Chùa Bà Thiên Hậu ở thị trấn Cái Bè

Chùa Bà Thiên Hậu là một ngôi chùa cổ ở Cái Bè do người Hoa xây dựng, nên mang đậm phong cách Hoa. Ngoài vị thần được thờ chính là Thiên Hậu Thánh mẫu, trong chùa còn có các vị thần thánh theo tín ngưỡng của người Hoa khác như Thổ Địa, Thần Tài, v.v...
Chùa Bà Thiên Hậu ở thị trấn Cái Bè

Chùa Bà Thiên Hậu Ấp
Cổng chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu Cung by Ngọc Viên

Chùa Bà Thiên Hậu Ấp An Trạch Xã An Hiệp Huyện Châu Thành Tỉnh Sóc Trăng 

Cổng Thiên Hậu Cung by Thao007

Chùa Bà Thiên Hậu Ấp An Trạch Xã An Hiệp Huyện Châu Thành Tỉnh Sóc Trăng ĐT:0793833310 by Thao007

Chùa Bà Thiên Hậu - Rạch Giá


















Nhận xét