Địa Tạng

Địa TạngĐịa Tạng Vương (skt. क्षितिगर्भKṣitigarbhatiếng Trung地藏bính âmDìzàngWade–Giles: Ti-tsang; jap. 地蔵Jizō;tib. ས་ཡི་སྙིང་པོsa'i snying pokor.지장지장보살ji jangji jang bosal[1]) là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh tronglục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.[2] Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỉ-khâu trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Một số tranh tượng ởTrung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ, rất giống hình tượng nhân vậtĐường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký.
Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong 4 đại bồ tát của Phật giáo Đại thừa. 3 vị còn lại là các Bồ tát Quán Thế ÂmVăn Thù Sư Lợivà Phổ Hiền.Ksitigarbha Bodhisattva Painting.jpeg

Nhận xét