Chùa Phổ Nghiêm - Những cổ vật độc đáo ở ngôi chùa làng biển

Chùa Phổ Nghiêm xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đang lưu giữ một số cổ vật độc đáo, quý hiếm, trong đó có pho tượng đá Phật Quan Thế Âm và bia đá 4 mặt.

Chùa Phổ Nghiêm còn được gọi là chùa Trung Kiên hay Hoàng Lao. Chùa tọa lạc ở núi Chùa, xã Nghi Thiết, Nghi Lộc. Theo các tài liệu và văn bia của làng, chùa được xây dựng vào năm1690, đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.

Chùa Phổ Nghiêm còn được gọi là chùa Trung Kiên hay Hoàng Lao. Chùa tọa lạc ở núi Chùa, xã Nghi Thiết, Nghi Lộc. Theo các tài liệu và văn bia của làng, chùa được xây dựng vào năm1690, đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.

Tại chùa còn lưu giữ một số hiện vật cổ độc đáo quý hiếm, trong đó có tượng sư đá và bia đá 4 mặt đã có từ thời dựng chùa. Tại chính điện đang thờ một phiến đá cao hơn 1m, hình dáng giống một vị sư choàng áo cà sa, dân gian quen gọi là tượng sư đá Quan Thế Âm. Trong ảnh: Tượng sư đá nhìn từ bên trái

Tại chùa còn lưu giữ một số hiện vật cổ độc đáo quý hiếm, trong đó có tượng sư đá và bia đá 4 mặt đã có từ thời dựng chùa. Tại chính điện đang thờ một phiến đá cao hơn 1m, hình dáng giống một vị sư choàng áo cà sa, dân gian quen gọi là tượng sư đá Quan Thế Âm. Trong ảnh: Tượng sư đá nhìn từ bên trái

Bệ tượng hình vuông giật 2 cấp, phía trên tạc đài sen.

Bệ tượng hình vuông giật 2 cấp, phía trên tạc đài sen.

Trong khuôn viên chùa, phía bên trái chùa còn lưu giữ một tấm bia cổ 4 mặt, tấm bia này từ xa xưa đã được bảo vệ bằng một lầu bia xây bằng gạch mỏng.

Trong khuôn viên chùa, phía bên trái chùa còn lưu giữ một tấm bia cổ 4 mặt, tấm bia này từ xa xưa đã được bảo vệ bằng một lầu bia xây bằng gạch mỏng.

Bia có chiều cao khoảng 1,2m, thân bia là một khối đá hình trụ, 4 mặt bằng nhau có cạnh ngắn là 0,6m. Mỗi mặt bia tương ứng với một hướng của tự nhiên.

Bia có chiều cao khoảng 1,2m, thân bia là một khối đá hình trụ, 4 mặt bằng nhau có cạnh ngắn là 0,6m. Mỗi mặt bia tương ứng với một hướng của tự nhiên.

Chân bia là khối đá giật 3 cấp. Được biết trước đây, đã có thời gian xung quanh chân bia bị sụt lút tạo nên những lỗ hổng lớn, người dân phải bịt kín bằng gạch đá. .

Chân bia là khối đá giật 3 cấp. Được biết trước đây, đã có thời gian xung quanh chân bia bị sụt lút tạo nên những lỗ hổng lớn, người dân phải bịt kín bằng gạch đá. .

Đỉnh bia là một phiến đá mỏng ôm trọn thân bia. Cả bệ bia, thân bia, đỉnh bia đều để trơn, gần như không có điêu khắc, chạm trổ.

Đỉnh bia là một phiến đá mỏng ôm trọn thân bia. Cả bệ bia, thân bia, đỉnh bia đều để trơn, gần như không có điêu khắc, chạm trổ.

Mặt bia hướng về phía Tây ngoảnh vào chùa, phía trên có ghi 4 chữ lớn “Hưng Phật thánh Thần. Các mặt bia đều ghi kín chữ Hán. Theo ban hộ tự chùa, nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền chùa miếu mạo, mở mang đất đai, đào tạo tu bổ nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng…

Mặt bia hướng về phía Tây ngoảnh vào chùa, phía trên có ghi 4 chữ lớn “Hưng Phật thánh Thần. Các mặt bia đều ghi kín chữ Hán. Theo ban hộ tự chùa, nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền chùa miếu mạo, mở mang đất đai, đào tạo tu bổ nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng…

Điều đáng quý là trải qua hàng trăm năm, chữ Hán trên văn bia vẫn còn nguyên vẹn, sắc nét.

Điều đáng quý là trải qua hàng trăm năm, chữ Hán trên văn bia vẫn còn nguyên vẹn, sắc nét.

Bia đá 4 mặt ở chùa Phổ Nghiêm được giới nghiên cứu đánh giá là tấm bia độc đáo, quý hiếm ở Nghệ An có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa…

Bia đá 4 mặt ở chùa Phổ Nghiêm được giới nghiên cứu đánh giá là tấm bia độc đáo, quý hiếm ở Nghệ An có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa…

Nhận xét