HÀ NỘI XƯA – PHỐ TRÀNG TIỀN (8)

PHẦN VIII: GARAGE BOILLOT & NHỮNG CỬA HÀNG ĐẦU PHỐ
Garage Charles Boilot ở số 1 Paul Bert là đại lý xe nồi hơi và xe đạp. Trong dãy cửa hiệu bên số lẻ từ đầu phố Paul Bert (Tràng Tiền) đến phố Dutreuil des Rhins (Nguyễn Khắc Cần) đây là cửa hàng có quy mô lớn nhất. Đoạn phố này tập trung một loạt các cửa hàng vừa và nhỏ như công ty Charriere et Cie chuyên bán rượu Tây ở số 3, cửa hàng thực phẩm và đồ uống Pheot ở số 5, tiệm radio Orphée ở số 7, Caves Saint Paul ở số 11… Dãy nhà này có trước khi Nhà hát lớn được xây dựng.
000.Vị trí phố Tràng Tiền trên bản đồ Hà Nội năm 1936
Vị trí phố Tràng Tiền trên bản đồ Hà Nội năm 1936
Ảnh chụp từ ngã tư Tràng Tiền - Ngô Quyền ngày nay. Bên phải là HotelHanoi. Đoạn từ Nguyễn Khắc Cần (nơi có đám xe kéo tập trung ) đến đầu Tràng Tiền mới có vài ngôi nhà. Hàng cây mới trồng được neo đỡ vào các cọc tre. Chưa thấy Nhà hát lớn cũng như tòa nhà mái vòm sau này là Garage Boilot. Căn cứ vào năm xây dựng (1900) ghi trên mặt tiền tòa nhà này ở một tấm ảnh bên dưới có thể xác định ảnh này được chụp cuối thế kỉ XIX.
Ảnh chụp từ ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền ngày nay. Bên phải là HotelHanoi. Đoạn từ Nguyễn Khắc Cần (nơi có đám xe kéo tập trung ) đến đầu Tràng Tiền mới có vài ngôi nhà. Hàng cây mới trồng được neo đỡ vào các cọc tre. Chưa thấy Nhà hát lớn cũng như tòa nhà mái vòm sau này là Garage Boilot. Căn cứ vào năm xây dựng (1900) ghi trên mặt tiền tòa nhà này ở một tấm ảnh bên dưới có thể xác định ảnh này được chụp cuối thế kỉ XIX.
Cây cối lên xanh. Hotel Hanoi thay đổi. Đầu phố đã xuất hiện tòa nhà vòm mái tròn với cột thu lôi.
Cây cối lên xanh. Hotel Hanoi thay đổi. Đầu phố đã xuất hiện tòa nhà vòm mái tròn với cột thu lôi.
Tòa nhà mái vòm ở góc phố Paul Bert và Boulevard Bobillot (phố Lê Thánh Tông ngày nay). Ban đầu đó là cơ sở kinh doanh của H. CHARPANTIER
Tòa nhà mái vòm ở góc phố Paul Bert và Boulevard Bobillot (phố Lê Thánh Tông ngày nay). Ban đầu đó là cơ sở kinh doanh của H. CHARPANTIER
Số nhà tiếp theo là CHARRIERE & Cie chuyên bán thực phẩm và rượu tây. Ngôi nhà này có từ năm 1900, khi Felix Charriere, một Pháp Kiều sinh sống tại Hải Phòng cùng với hai đồng nghiệp là Poinsard và Veyret thành lập công ty ban đầu mang tên CHARRIERE & Cie. Tới năm 1910 công ty đổi thành Poinsard et Veyret. Công ty này phát triển nhanh chóng tại Đông Dương và mở rộng sang cả vùng Vân Nam Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm thép, đồ ngũ kim, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, nước khoáng, rượu vang và rượu mạnh và xuất khẩu các loại sản phẩm thuộc địa. Đây là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Đông Dương.
Số nhà tiếp theo là CHARRIERE & Cie chuyên bán thực phẩm và rượu tây. Ngôi nhà này có từ năm 1900, khi Felix Charriere, một Pháp Kiều sinh sống tại Hải Phòng cùng với hai đồng nghiệp là Poinsard và Veyret thành lập công ty ban đầu mang tên CHARRIERE & Cie. Tới năm 1910 công ty đổi thành Poinsard et Veyret. Công ty này phát triển nhanh chóng tại Đông Dương và mở rộng sang cả vùng Vân Nam Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm thép, đồ ngũ kim, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, nước khoáng, rượu vang và rượu mạnh và xuất khẩu các loại sản phẩm thuộc địa. Đây là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Đông Dương.
Nhà hát mới xây thô đang trong quá trình hoàn thiện: các lối vào sảnh chưa lắp cổng sắt, hiên tầng hai chưa có các ban công trang trí, các vòm cửa trống hoác, phía trên phần bờ mái chưa có dòng chữ đắp nổi THEATRE MUNICIPAL (xem chi tiết). Đầu phố, bên số nhà chẵn, có một máy nước công cộng, hoạt động của 8 nhân vật trong ảnh đang liên quan đến cái vòi nước này: từ người gánh nước, đứng chờ, đến đánh xe bò chở nước bằng bồn gỗ. Việc biến mất cây xanh trên phố và thay thế mới các cột đèn đường cho biết thời gian trong ảnh khoảng 1904.
Nhà hát mới xây thô đang trong quá trình hoàn thiện: các lối vào sảnh chưa lắp cổng sắt, hiên tầng hai chưa có các ban công trang trí, các vòm cửa trống hoác, phía trên phần bờ mái chưa có dòng chữ đắp nổi THEATRE MUNICIPAL (xem chi tiết). Đầu phố, bên số nhà chẵn, có một máy nước công cộng, hoạt động của 8 nhân vật trong ảnh đang liên quan đến cái vòi nước này: từ người gánh nước, đứng chờ, đến đánh xe bò chở nước bằng bồn gỗ. Việc biến mất cây xanh trên phố và thay thế mới các cột đèn đường cho biết thời gian trong ảnh khoảng 1904.
Toàn cảnh đoạn đầu phố Tràng Tiền. Xe hơi thời kì đầu. Cửa hàng cạnh phải ảnh treo biển hãng thời trang ALAMOTHE
Toàn cảnh đoạn đầu phố Tràng Tiền. Xe hơi thời kì đầu. Cửa hàng cạnh phải ảnh treo biển hãng thời trang ALAMOTHE
Dãy nhà bên số lẻ đầu phố nhìn từ con đường bên hông Nhà hát lớn. Trên bức tường hồi nhà số 3 Tràng Tiền có thể thấy  dòng chữ CHARRIERE & Cie.
Dãy nhà bên số lẻ đầu phố nhìn từ con đường bên hông Nhà hát lớn. Trên bức tường hồi nhà số 3 Tràng Tiền có thể thấy dòng chữ CHARRIERE & Cie.
Tòa nhà mái vòm lúc này là cơ sở chuyên bán xe hơi và xe đạp PEUGEOT của Charles Boillot.
Tòa nhà mái vòm lúc này là cơ sở chuyên bán xe hơi và xe đạp PEUGEOT của Charles Boillot.
Ảnh từ kho tư liệu hành tinh của Albert Khan chụp khoảng 1915. Tòa nhà bên cạnh biển hiệu công ty của Felix Charriere bổ xung thêm bên dưới tên những người đồng sáng lập
Ảnh từ kho tư liệu hành tinh của Albert Khan chụp khoảng 1915. Tòa nhà bên cạnh biển hiệu công ty của Felix Charriere bổ xung thêm bên dưới tên những người đồng sáng lập
Toàn cảnh phố Tràng Tiền được chụp từ tầng hai Nhà hát lớn. Thời gian thập niên 20, trước khi Ngân hàng Pháp Hoa và nhà in IDEO 6 tầng được xây vào năm 1926. Lúc này công ty của Felix Charriere đã đổi thành  POINSARD ET VEYRET
Toàn cảnh phố Tràng Tiền được chụp từ tầng hai Nhà hát lớn. Thời gian thập niên 20, trước khi Ngân hàng Pháp Hoa và nhà in IDEO 6 tầng được xây vào năm 1926. Lúc này công ty của Felix Charriere đã đổi thành POINSARD ET VEYRET
Thương hiệu Peugeot lên tận lên vòm mái. Bên dưới chữ GARAGR BOILLOT có thể đọc được năm xây dựng tòa nhà này (1900). Việc biển hiệu chuyển thành Garage Boillot cho thấy bên cạnh chức năng phân phối công ty của Charles Boillot còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi. Cha của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân làm thợ điện ở garage này.
Thương hiệu Peugeot lên tận lên vòm mái. Bên dưới chữ GARAGR BOILLOT có thể đọc được năm xây dựng tòa nhà này (1900). Việc biển hiệu chuyển thành Garage Boillot cho thấy bên cạnh chức năng phân phối công ty của Charles Boillot còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi. Cha của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân làm thợ điện ở garage này.
Rất gần thời điểm 1945. Vẻ mỹ miều bắt mắt của một trung tâm thương mại được thay thế bằng vẻ hầm hố có phần lem luốc của một xưởng thợ.
Rất gần thời điểm 1945. Vẻ mỹ miều bắt mắt của một trung tâm thương mại được thay thế bằng vẻ hầm hố có phần lem luốc của một xưởng thợ.
Cùng một góc chụp, ngày 16.09.1945. Người dân Hà Nội hưởng ửng Tuần Lễ Vàng  ủng hộ cho ngân khố quốc gia. Dấu vết của nước Pháp được xóa bỏ khỏi các tòa nhà
Cùng một góc chụp, ngày 16.09.1945. Người dân Hà Nội hưởng ửng Tuần Lễ Vàng ủng hộ cho ngân khố quốc gia. Dấu vết của nước Pháp được xóa bỏ khỏi các tòa nhà
Dãy nhà số lẻ dưới thời bao cấp
Dãy nhà số lẻ dưới thời bao cấp
Garrage Boillot xưa ngày nay là Sở giao dịch chứng khoan Hà Nội. Ảnh chụp 2009.
Garrage Boillot xưa ngày nay là Sở giao dịch chứng khoan Hà Nội. Ảnh chụp 2009.
Sau đó toàn bộ toà nhà cũ bị phá bỏ xây lại. Người ta cố gắng giữ nét kiến trúc xưa cho các bức tường mặt tiền.
Sau đó toàn bộ toà nhà cũ bị phá bỏ xây lại. Người ta cố gắng giữ nét kiến trúc xưa cho các bức tường mặt tiền.
Một góc công trình
Một góc công trình

Nhận xét