Một chiến dịch ở Bắc kỳ-Charles-Édouard Hocquard

Một chiến dịch ở Bắc kỳMột chiến dịch ở Bắc kỳ
Tác phẩm hiếm có tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành trình quân sự mà bác sĩ quân y Hocquard đã tham gia tại Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886.
Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất (225 ảnh) về Việt Nam đã từng được in, và nội dung cuốn sách cũng là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử và văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Về tác phẩm
Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Hành trình của bác sĩ quân y Hocquard (từ 11 tháng 1 năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng 4 năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào giai đoạn Pháp tiến hành cuộc bình định Bắc kỳ trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh…
Trong sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hành trình của Hocquard qua 8 tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
Nội dung và kết cấu tác phẩm
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ...
Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân... Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thường và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.” (Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999).
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.
Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn.
Về tác giả - Charles-Édouard Hocquard
Charles-Édouard Hocquard sinh ngày 15 tháng 1 năm 1853 tại Saint-Nicolas du Port, tỉnh Meurthe (nay là Meurthe-et-Moselle, Pháp), theo học và lấy bằng tiến sĩ tại viện quân y Val-de-Grâce.
Trải qua các công việc tại bệnh viện quân y Lyon, trung đoàn kỵ binh, bộ binh, bệnh viện nhiệt trị Bourbonne-les-Bains, bác sĩ quân y trong chiến dịch Bắc kỳ (Việt Nam)...
Ông qua đời tại Lyon (Pháp) vào ngày 11 tháng 1 năm 1911.

Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard
hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885
Cám ơn anh Trần Quang Ðông (Na-Uy) đã gởi tặng những tấm hình nầy
Trang   -   -  -   -   -  - 
Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh viên đại tài.
Những tấm hình nầy có một giá trị lịch sử rất lớn. Ðây là lúc mà Pháp sắp sửa chiếm hết Việt Nam và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.
Sau khi chiếm thành Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Ðốc Hoàng Diệu tự tử với thành), quân Pháp tiến về biên gìới phía Bắc vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu Giặc Cờ Ðen (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy gìờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là "thuộc quốc" của mình nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phía Bắc vùng biên giới.
Ðể phản công, Pháp tung hải quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Taiwan) của Trung Quốc nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 trong đó Trung Quốc chấp nhận là không còn coi Việt Nam là "thuộc quốc" của mình nữa và hứa là sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam mà các đường biên giới sẽ được 2 nước (Pháp & Trung quốc) xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính nước ta. 
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời.
Lúc nầy thì Ông Bác Sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chổ cho... ông Bác Sĩ Neis, đại diện cho bộ ngoại giao Pháp tới Việt Nam để tham dự trong phái đoàn vẽ đường biên giới với Trung Quốc. Ông Bác Sĩ Neis cũng có viết hồi ký kể lại chuyến công tác nầy mà các bạn có thể đọc ở một cái site bằng tiếng Pháp mà tôi để địa chỉ ở trong trang web liên mạng. Ðây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới (trước đó chỉ là sự thỏa thuận ngầm).
Những tấm hình của Ông Bác Sĩ Hocquard được xuất bản bởi Trung Tâm Tồn Trữ Dữ Liệu Thuộc Ðịa ở Aix-en-Provence.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)
Thành Bắc-Ninh (1884)
BacNinh_le_lendemain_de_sa_chute.jpg (157022 octets)Bắc-Ninh ngày hôm sau, sau khi thất thủ (13-03-1884)porte_dela_citadelle_BacNinh.jpg (93891 octets)Cửa thành Bắc-Ninh mà quân đội Pháp đã tràn vào tour_central_de_la_citadelle_BacNinh.jpg (95434 octets)Kho gạo và chòi canh của thành Bắc-Ninhcitadelle_de_BacNinh_1884.jpg (90651 octets)Thành Bắc-Ninh
enceinte_citadelle_BacNinh.jpg (135730 octets)Thành Bắc-Ninh bị pháo binh Pháp oanh tạcpagode_royale_de_BacNinh.jpg (128633 octets)Ðiện thờ chánh (?) của thành Bắc-Ninhelephant_du_TongDoc_BacNinh.jpg (144470 octets)Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninhmitrailleuses_prises_aux_Chinois.jpg (123696 octets)Súng ống của Giặc Cờ Ðen mà Pháp tịch thu được
armes_pris_aux_Pavillons-Noirs.jpg (140113 octets)Vũ khí của Giặc Cờ Ðen (GCÐ) bị Pháp tịch thuredoutes_chinois_a_BacNinh.jpg (85678 octets)Ðồn nhỏ do Giặc Cờ Ðen (GCÐ) dựng lên ở Bắc-Ninhfortification_chinoise_BacNinh.jpg (109299 octets)Ðồn nhỏ do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninhabri_casemate.jpg (157225 octets)Chiến hào do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninh

Thành Sơn-Tây (1884)
 citadelle_de_SonTay.jpg (93529 octets)Thành Sơn-Tây porte_Est_citadelle_SonTay.jpg (112212 octets)Cửa Ðông của thành Sơn-Tây porte_Sud_de_SonTay.jpg (53528 octets)Cửa Nam của thành Sơn-TâySonTay_porte_Nord(Ouest!).jpg (141053 octets)Cửa Ðông (hoặc Tây!) mà quân Pháp tràn vào thành
vue_du_haut_citadelle_SonTay.jpg (129036 octets)Thành Sơn-Tây nhìn từ trên đỉnh vọng canhSonTay_dans_la_citadelle.jpg (167386 octets)Bên trong của thànhSonTay_defense_porte_Nord.jpg (64405 octets)Vòng rào phía Bắc của thànhbassins_reservoirs_citadelle_SonTay.jpg (101614 octets)Vọng canh và hồ chứa nước của thành
SonTay_le_soir_dela_prise.jpg (143124 octets)Ngoại thành, buổi chiều ngày thất thủabris_casemate_pour_canon.jpg (145814 octets)Hầm chứa súng cà-nôngPagode_fortifiee_de_HoiDong.jpg (113326 octets)Chùa được biến thành thành trì ở Hôi-Dông (hướng Tây thành Sơn-Tây)Pagode_fortifiee_de_HoiDong1.jpg (77888 octets)Chùa được biến thành thành trì ở Hôi-Dông (hướng Tây thành Sơn-Tây)
pagode_PhuNi_pres_de_SonTay.jpg (139951 octets)Chùa Phu-Ni gần Sơn-Tâypetite_pagode_pres_SonTay.jpg (168638 octets)Một chùa nhỏ gần Sơn-Tâytemple_village_pres_SonTay.jpg (93582 octets)Một đền làng gần Sơn-Tâyvillage_de_potiers_pres_SonTay.jpg (66599 octets)Làng gốm gần Sơn-Tây
Trang   -  -  -  -  -  -  

Ði trở ra

















Nhận xét