Lễ hội làng Dương Liễu ở Hà Đông năm 1928

 

Lễ hội làng Dương Liễu ở Hà Đông năm 1928


Cao trào lễ hội làng Dương Liễu ở tỉnh Hà Đông năm 1928 là đám rước chuyển thành màn tái hiện cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của tướng Lý Phục Man thời giúp nước.

Người dân đi trẩy hội làng Dương Liễu ở tỉnh Hà Đông năm 1928. Ngôi làng này ngày nay là xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Người tham gia lễ hội mặc trang phục truyền thống đến từ các làng Dương Liễu, Quế Dương, Mậu Hòa, tập hợp theo từng làng dựa trên màu sắc các loại cờ quạt. Nhiều người cầm ô để che nắng.

Biển người trẩy hội làng Dương Liễu. Lễ hội diễn ra ngày 11 tháng 3 Âm lịch nhằm tôn vinh Thành hoàng làng là tướng quân Lý Phục Man, vị tướng tài đã có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời nhà Lý.

Đám đông trước đình làng Dương Liễu, nơi thờ ngài Lý Phục Man.

Trai tráng tập trung trước đình Dương Liễu trước khi tham gia lễ rước Thành hoàng.

Các chàng trai lấy quạt che đầu trước cái nắng gay gắt.

Đại diện các làng làm lễ tế ở sân đình.

Những người tham gia lễ rước bắt đầu bái lạy Thành hoàng.

Các nghi thức diễn ra bài bản trong sự trang nghiêm.

Đám rước khởi hành từ đình làng Dương Liễu.

Cao trào lễ hội làng Dương Liễu là khi đám rước chuyển thành màn tái hiện cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của tướng Lý Phục Man thời giúp nước.

Các trai tráng tham gia lễ hội ăn mặc giống như các chiến binh thời xưa.

Nhận xét