Nhận diện các loại hình kiến trúc gỗ Việt Nam qua bố cục không gian, tổ chức mặt bằng, cấu trúc mái và kết cấu khung gỗ

 

Nhận diện các loại hình kiến trúc gỗ Việt Nam qua bố cục không gian, tổ chức mặt bằng, cấu trúc mái và kết cấu khung gỗ 

#2
 
Ưng 57 
Vàng quan điểm
Kết cấu bộ khung gỗ

Đặc biệt, tạo hình của bộ khung gỗ cũng chính là điểm nhận diện đặc trưng giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm hình thành và điều chỉnh, hai quốc gia đã tự tạo ra cho mình những bộ khung gỗ đặc trưng. Thoạt nhìn, ta cảm thấy hai bộ khung gỗ cũng giống nhau vì cùng được chia thành từng hàng cột từ trong ra ngoài, tạo thành các gian nhà đối xứng, cùng được lắp ghép bằng các liên kết mộng – chốt, và đều được gọi chung là kiểu Kết cấu “chồng rường”, các thanh rường chồng lên nhau để cùng đỡ cho hệ đòn tay giữ bộ mái.

Tuy nhiên, hệ kết cấu gỗ của Trung Quốc được định hình rõ nét bằng hệ “Chồng rường – Đấu củng” với những Đấu củng vươn dài từ đầu cột ra hai bên để đỡ cho hệ mái và mái đua hàng hiên. Với kết cấu bộ khung gỗ vươn cao bề thế, hệ Đấu củng cũng được vươn xa không ngừng, và có thể được tạo hình và chịu lực cả hai phương dọc và ngang nhà.

Hình 34,35 – Kết cấu gỗ Chồng rường – Đấu củng, với hệ đấu củng vươn dài đỡ bộ mái. (Nguồn: Sưu tầm) 
Hình 36,37 – Kết cấu tiêu biểu của bộ khung gỗ mái 1 tầng và 2 tầng của Trung Quốc. (Nguồn: Sưu tầm) 
Hình 38 – Kết cấu hệ Đấu củng và hệ Rui – Mè dày đặc, màu sắc là tiêu biểu của kiến trúc Cung Đình Trung Quốc. (Nguồn: Tác giả) 

gược lại, bộ kết cấu gỗ người Việt thường không vươn cao mà thấp đậm hơn. Về nguyên lý làm việc, hệ vì kèo nóc (Vì nóc) giữa đỉnh mái cũng là hệ vì Chồng rường tương tự như hệ vì nóc Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì sử dụng hệ Đấu củng, vì kèo các hàng cột ngoài của Việt Nam sử dụng hệ Vì nách mô phỏng lại hệ vì nóc, và hệ Kẻ truyền, Bẩy chạy dọc theo dốc mái để tận dụng tối đa chiều cao thông thủy của lòng nhà. Tùy vào quy mô của công trình, số hàng cột mà ông cha ta có thể phối hợp các hệ vì nào cho phù hợp.

Dưới đây là minh họa một số hệ kết cấu khung gỗ phổ biến và mô tả của chúng:

Kiểu 1: Vì nóc – Vì nách – Kẻ truyền – Đầu kẻ (hoặc Bẩy). Vì nách thường là mô phỏng kiểu dáng của vì nóc. Hình: Đình làng Chu Quyến. (Nguồn: Sưu tầm) 
Kiểu 2: Vì nóc – Kẻ truyền – Đầu kẻ (hoặc Bẩy). Không sử dụng vì nách. (Nguồn: Hình vẽ: Sưu tầm, hình chụp:Tác giả)
Kiểu 3: Vì nóc – Vì nách – Bẩy. Không sử dụng kẻ truyền (Chùa Keo). (Nguồn:Sưu tầm) 
Kiểu 4: Vì kèo mái 2 tầng. Hình: Chùa Kim Liên, Hà Nội. (Nguồn: Sưu tầm) 
Kiểu 5: Hệ vì kèo Nhà kép, hai khung nhà nối nhau bằng trần Thừa lưu. (Nguồn: Tác giả) 
Kiểu 6: Vì nóc – Các hệ kẻ truyền (kẻ ngồi) nối tiếp đến cột hiên (Đình làng Lại Thế, Huế). (Nguồn: Hình vẽ: [3], Ảnh: Tác giả) 

Như vậy, bộ khung gỗ Việt Nam nhìn chung thấp bé, vừa với tỉ lệ con người, và các bộ vì được chuyển đổi, sắp xếp linh hoạt tùy nhu cầu sử dụng chứ không theo một công thức cố định.


Ngoài ra, bộ Vì nóc Việt Nam cũng được chuyển đổi với nhiều biến thể đa dạng từ Bắc vào Nam, tiêu biểu là các hệ vì nóc Chồng rường, Chồng rường – Giá chiêng, Chồng rường – Kẻ truyền ở miền Bắc; hệ vì nóc Chồng rường – Giả thủ, Giao nguyên ở miền Trung, và hệ vì nóc Giao nguyên – Trụ đội ở miền Trung và Nam Bộ.

Hình 45 – Một số hệ Vì nóc phổ biến trong kiến trúc gỗ Việt Nam. (Nguồn: Sưu tầm) 
Hình 46 – Một số hệ Vì nóc phổ biến trong kiến trúc gỗ Việt Nam. (Nguồn: Tác giả) 

Từ những tổng hợp cơ bản trên, có thể khẳng định kiến trúc gỗ cổ truyền của Việt Nam tuy nhỏ bé, khiêm tốn nhưng rất đa dạng trong loại hình và linh hoạt trong sắp đặt. Tất cả trái ngược với sự quy cũ, đồng bộ và đồ sộ trong tạo hình của kiến trúc Trung Quốc. Để thấy rằng, hai dân tộc đều giữ cho mình những bản sắc rất riêng, không thể nhầm lẫn được.

Nhận xét